(TN&MT) - Đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hải Dương khẳng định về Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy Nghiền lọc phơi sấy đất sét và làm men cao cấp Đại Dương của Công ty Cổ phần Thương mại Đại Dương (Công ty Đại Dương) khi làm việc với báo chí.
Như đã phản ánh từ các bài trước, ngày 28/7/2008, UBND tỉnh Hải Dương đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 04121000120 cho Công ty Đại Dương để thực hiện dự án Nhà máy cho Công ty Cổ phần Thương mại Đại Dương tại tờ bản đồ số 60+61+73 thôn Bích Động, xã Cộng hòa, huyện Chí Linh (nay là phường Cộng Hòa, Tx. Chí Linh), thời hạn thực hiện dự án 50 năm.
Đến ngày 19/3/2009, UBND tỉnh Hải Dương có Văn bản số 375 đề nghị Bộ TN&MT cho phép Công ty Đại Dương được khai thác khoáng sản đất sét tại thôn Bích Động trước khi triển khai xây dựng dự án. Tổng diện tích hơn 10 ha, khu vực xin khai thác được xác định bởi các góc khép kín từ 1 đến 12, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/1000.
Sau đó, ngày 28/3/2013, Bộ TN&MT đã có Công văn số 1150 về việc khai thác nguyên liệu sứ, gốm tại khu vực Trúc Thôn và Công văn số 4372 ngày 15/10/2015 về việc giải quyết dứt điểm để khai thác đất sét Kaolin tại khu I Trúc Thôn, trong đó đã đề nghị UBND tỉnh Hải Dương “giải quyết vùng nguyên liệu cho dự án Nhà máy nghiền lọc, phơi sấy đất sét và làm men cao cấp của Công ty Đại Dương tại khu vực phường Công Hòa, Tx. Chí Linh đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Song đã 10 năm nay dự án vẫn không thể triển khai do phát sinh trồng lấn vùng nguyên liệu với Công ty Sản xuất Vật liệu xây dựng Chí Linh (Công ty Chí Linh).Nguyên nhân của việc này là do vùng nguyên liệu được cấp cho Công ty Đại Dương có một phần trùng lấn với Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2714 ngày 22/12/2005 đã được Bộ TN&MT cấp cho Công ty Cổ phần Khai thác Chế biến Khoáng sản Hải Dương (Công ty Hải Dương). Song, Giấy phép đã hết hiệu lực từ ngày 23/6/2006 và đương nhiên hết quyền ưu tiên cấp phép khai thác kể từ ngày 23/12/2006. Thế nhưng ngày 19/12/2009, tức sau 3 năm giấy phép thăm dò hết hiệu lực, Công ty Hải Dương lại chuyển nhượng thông tin thăm dò của mình cho Công ty Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh thông qua Hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá số 95.
Điều kỳ lạ là Công ty Hải Dương dù đã bán kết quả thăm dò cho Công ty Chí Linh, nhưng ngày 27/9/2010, Công ty Hải Dương lại có Công văn số 15 gửi Bộ TN&MT, Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam đề nghị trình duyệt: “Báo cáo thăm dò sét làm nguyên liệu sản xuất gốm và gạch ceramic tại Khu I mỏ sét Trúc Thôn” để đánh giá trữ lượng cho Công ty. Và Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản đã ra Quyết định số 765 ngày 14/12/2010, phê duyệt trữ lượng sét làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty Hải Dương. Việc này hoàn toàn có mâu thuẫn vì tại thời điểm đề nghị đánh giá trữ lượng Công ty Hải Dương đã không còn là chủ sở hữu của Giấy phép thăm dò khoáng sản 2714?! Bởi trước đó giữa Công ty Chí Linh và Công ty Hải Dương đã chuyển nhượng kết quả thăm do thông qua Hợp đồng mua bán trúng đấu giá số 95, do đó Công ty Chi Linh phải làm Công văn lên Bộ TN&MT để xin trình duyệt mới đúng, đường này Công ty Hải Dương lại làm việc này, suy cho cùng đây là quy trình “lạ lùng”.
Ông Đồng Thế Triệu, Giám đốc Công ty Đại Dương cho rằng, điều này rõ ràng là vi phạm pháp luật, bởi theo quy định của pháp luật, tại điều 248 của Luật Dân sự 2005: “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao”. Điều này khẳng định khi đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho Công ty Chí Linh thì Công ty Hải Dương đã chấm dứt quyền sở hữu với giấy phép thăm dò khoáng sản số 2714.Liên quan tới việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đại Dương, Phóng viên đã có buổi làm việc với đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Vị đại diện này khẳng định: Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh ngày 28/7/2008 số 04121000120 cho Công ty Đại Dương là hoàn toàn đúng quy định Luật Đầu tư 2005. Trước khi Sở có tờ trình gửi UBND tỉnh Hải Dương xem xét cấp Giấy đã tổ chức họp liên ngành để thống nhất ý kiến, có cả Văn bản bản số 182 ngày 06/6/2007 tham gia ý kiến của Sở TN&MT.
Như vậy có thể hiểu, các Sở, ngành và UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý với diện tích được cấp trong Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đại Dương không hề có sự tranh chấp. Cụ thể, theo tờ trình của Sở KH&ĐT số 1152 ngày 17/7/2008 gửi UBND tỉnh đề nghị cấp giấy phép đầu tư Dự án Nhà máy của Công ty Đại Dương đã khẳng định: Giấy phép thăm dò khai thác của Bộ TN&MT cấp cho Công ty Hải Dương vào ngày 22/11/2005 đã hết thời hạn nhưng Công ty không cung cấp việc ra hạn thêm.
Cũng theo vị lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Công ty Đại Dương sẽ phải thực hiện theo các yêu cầu trong Giấy, cụ thể là hoàn thiện các giấy tờ theo quy định và vấn đề này liên quan tới các Sở như: TN&MT, Công thương chứ không liên quan tới Sở KH&ĐT. Nhưng sau đó đã phát sinh tranh chấp với Công ty Chí Linh và hiện tại dự án vẫn treo cho đến nay.
Khi được hỏi về thông tin có hay không việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Đại Dương, vị này một lần nữa khẳng định: Sở đến nay chưa hề nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh về vấn đề này. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng luật thì không lý do gì phải thu hồi, còn việc doanh nghiệp chậm thực hiện dự án là do nhiều nguyên nhân ở trên, một khi các thủ tục pháp lý còn “đá nhau” thì doanh nghiệp làm sao mà triển khai được.
Như đã phản ánh từ các bài trước, ngày 28/7/2008, UBND tỉnh Hải Dương đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 04121000120 cho Công ty Đại Dương để thực hiện dự án Nhà máy cho Công ty Cổ phần Thương mại Đại Dương tại tờ bản đồ số 60+61+73 thôn Bích Động, xã Cộng hòa, huyện Chí Linh (nay là phường Cộng Hòa, Tx. Chí Linh), thời hạn thực hiện dự án 50 năm.
Đến ngày 19/3/2009, UBND tỉnh Hải Dương có Văn bản số 375 đề nghị Bộ TN&MT cho phép Công ty Đại Dương được khai thác khoáng sản đất sét tại thôn Bích Động trước khi triển khai xây dựng dự án. Tổng diện tích hơn 10 ha, khu vực xin khai thác được xác định bởi các góc khép kín từ 1 đến 12, kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/1000.
Sau đó, ngày 28/3/2013, Bộ TN&MT đã có Công văn số 1150 về việc khai thác nguyên liệu sứ, gốm tại khu vực Trúc Thôn và Công văn số 4372 ngày 15/10/2015 về việc giải quyết dứt điểm để khai thác đất sét Kaolin tại khu I Trúc Thôn, trong đó đã đề nghị UBND tỉnh Hải Dương “giải quyết vùng nguyên liệu cho dự án Nhà máy nghiền lọc, phơi sấy đất sét và làm men cao cấp của Công ty Đại Dương tại khu vực phường Công Hòa, Tx. Chí Linh đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Song đã 10 năm nay dự án vẫn không thể triển khai do phát sinh trồng lấn vùng nguyên liệu với Công ty Sản xuất Vật liệu xây dựng Chí Linh (Công ty Chí Linh).Nguyên nhân của việc này là do vùng nguyên liệu được cấp cho Công ty Đại Dương có một phần trùng lấn với Giấy phép thăm dò khoáng sản số 2714 ngày 22/12/2005 đã được Bộ TN&MT cấp cho Công ty Cổ phần Khai thác Chế biến Khoáng sản Hải Dương (Công ty Hải Dương). Song, Giấy phép đã hết hiệu lực từ ngày 23/6/2006 và đương nhiên hết quyền ưu tiên cấp phép khai thác kể từ ngày 23/12/2006. Thế nhưng ngày 19/12/2009, tức sau 3 năm giấy phép thăm dò hết hiệu lực, Công ty Hải Dương lại chuyển nhượng thông tin thăm dò của mình cho Công ty Sản xuất Vật liệu Xây dựng Chí Linh thông qua Hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá số 95.
Điều kỳ lạ là Công ty Hải Dương dù đã bán kết quả thăm dò cho Công ty Chí Linh, nhưng ngày 27/9/2010, Công ty Hải Dương lại có Công văn số 15 gửi Bộ TN&MT, Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam đề nghị trình duyệt: “Báo cáo thăm dò sét làm nguyên liệu sản xuất gốm và gạch ceramic tại Khu I mỏ sét Trúc Thôn” để đánh giá trữ lượng cho Công ty. Và Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản đã ra Quyết định số 765 ngày 14/12/2010, phê duyệt trữ lượng sét làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty Hải Dương. Việc này hoàn toàn có mâu thuẫn vì tại thời điểm đề nghị đánh giá trữ lượng Công ty Hải Dương đã không còn là chủ sở hữu của Giấy phép thăm dò khoáng sản 2714?! Bởi trước đó giữa Công ty Chí Linh và Công ty Hải Dương đã chuyển nhượng kết quả thăm do thông qua Hợp đồng mua bán trúng đấu giá số 95, do đó Công ty Chi Linh phải làm Công văn lên Bộ TN&MT để xin trình duyệt mới đúng, đường này Công ty Hải Dương lại làm việc này, suy cho cùng đây là quy trình “lạ lùng”.
Ông Đồng Thế Triệu, Giám đốc Công ty Đại Dương cho rằng, điều này rõ ràng là vi phạm pháp luật, bởi theo quy định của pháp luật, tại điều 248 của Luật Dân sự 2005: “Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao”. Điều này khẳng định khi đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho Công ty Chí Linh thì Công ty Hải Dương đã chấm dứt quyền sở hữu với giấy phép thăm dò khoáng sản số 2714.Liên quan tới việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đại Dương, Phóng viên đã có buổi làm việc với đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Vị đại diện này khẳng định: Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh ngày 28/7/2008 số 04121000120 cho Công ty Đại Dương là hoàn toàn đúng quy định Luật Đầu tư 2005. Trước khi Sở có tờ trình gửi UBND tỉnh Hải Dương xem xét cấp Giấy đã tổ chức họp liên ngành để thống nhất ý kiến, có cả Văn bản bản số 182 ngày 06/6/2007 tham gia ý kiến của Sở TN&MT.
Như vậy có thể hiểu, các Sở, ngành và UBND tỉnh Hải Dương đã đồng ý với diện tích được cấp trong Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đại Dương không hề có sự tranh chấp. Cụ thể, theo tờ trình của Sở KH&ĐT số 1152 ngày 17/7/2008 gửi UBND tỉnh đề nghị cấp giấy phép đầu tư Dự án Nhà máy của Công ty Đại Dương đã khẳng định: Giấy phép thăm dò khai thác của Bộ TN&MT cấp cho Công ty Hải Dương vào ngày 22/11/2005 đã hết thời hạn nhưng Công ty không cung cấp việc ra hạn thêm.
Cũng theo vị lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Công ty Đại Dương sẽ phải thực hiện theo các yêu cầu trong Giấy, cụ thể là hoàn thiện các giấy tờ theo quy định và vấn đề này liên quan tới các Sở như: TN&MT, Công thương chứ không liên quan tới Sở KH&ĐT. Nhưng sau đó đã phát sinh tranh chấp với Công ty Chí Linh và hiện tại dự án vẫn treo cho đến nay.
Khi được hỏi về thông tin có hay không việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Đại Dương, vị này một lần nữa khẳng định: Sở đến nay chưa hề nhận được chỉ đạo của UBND tỉnh về vấn đề này. Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng luật thì không lý do gì phải thu hồi, còn việc doanh nghiệp chậm thực hiện dự án là do nhiều nguyên nhân ở trên, một khi các thủ tục pháp lý còn “đá nhau” thì doanh nghiệp làm sao mà triển khai được.