Đa dạng cách săn bắt
Lâu nay, sử dụng chim trời làm thực phẩm đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân tại Huế, một phần lớn là nhờ cách “tận diệt” chim trời khá dễ dàng và thịt của chúng được ưa chuộng.
Một người dân ở ven phá Tam Giang – Cầu Hai chia sẻ, ngày xưa chưa có nhiều sự tác động của con người và ở đầm, phá có nhiều cây cỏ xum xuê nên vẫn còn tồn lưu nhiều loài chim có giá trị. Số lượng các loài chim quý tuy không nhiều nhưng người dân thường bắt gặp mỗi khi ra đồng. Còn các loài gà nước, cò, vạc thì vô số. Mỗi lần chúng đến tìm kiếm thức ăn hay trú ngụ thì các cánh đồng thường phủ một màu trắng xóa...
Nạn săn bắt chim trời đang phổ biến ở Thừa Thiên – Huế |
Những ngày qua, có mặt tại một cánh đồng lúa ở xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), chúng tôi ghi nhận một số loài chim, như cò, vạc, triết… đến trú ngụ và tìm kiếm thức ăn. Trên cánh đồng này, các đối tượng săn bắt đã rải hàng trăm con cò giả được làm bằng xốp nhằm thu hút chim đến để bẫy.
“Số cò này sau khi bẫy được, chúng tôi đưa về nhà làm thịt rồi đem ra dọc QL1A bán cho khách qua đường. Những năm trước không có dịch COVID-19, chúng tôi còn gửi vào Đà Nẵng để bán...”, một đối tượng tiết lộ.
Chúng tôi đến cánh đồng ven QL1A của xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc), một thanh niên đang bẫy chim ở đây nói rằng, khi chim về nhiều thì chỉ việc giăng lưới lên cánh đồng là có thể bắt được. Tuy nhiên vài năm gần đây, số lượng chim ít hơn nên nhiều người nghĩ ra cách thu âm tiếng các loài chim, cò, vạc, cuốc… để dụ chim đến. Chỉ cần giăng lưới ra giữa đồng, đặt con chim giả mồi ở giữa rồi bật loa thu âm được giấu kỹ trong bụi cây. Những con chim khác nghe tiếng đồng loại kêu tưởng là an toàn liền sà xuống, khi đó lưới vây ụp là bắt gọn.
Lực lượng kiểm lâm "giải cứu" chim trời mắc bẫy |
Lãnh đạo một số địa phương thừa nhận, mặc dù đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động đến tận các khu dân cư, hộ gia đình nhưng tình trạng săn bắt chim trời vẫn còn tái diễn. Điều này cho thấy ý thức bảo tồn động vật hoang dã nói chung, chim tự nhiên nói riêng của một bộ phận người dân còn thấp. Cán bộ địa phương không thể thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm nên khó ngăn chặn triệt để nạn săn bắt chim trời.
Nổ lực giải cứu
Thượng tá Đoàn Minh Hải, Trưởng Công an huyện Phú Lộc cho biết, để ngăn chặn vấn nạn này, công an huyện vừa yêu cầu công an các xã, thị trấn tăng cường tham mưu cho chính quyền tổ chức tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ các loài chim di cư. Đồng thời, ra quân xử lý nghiêm tình trạng săn bắt chim trời tại các địa phương trên địa bàn huyện.
Tại huyện Phú Lộc, lực lượng kiểm lâm huyện cùng với các đơn vị liên quan trên địa bàn vừa tiến hành ra quân tháo gỡ, tiêu hủy nhiều bẫy giàn, 300 chim mồi bằng phao xốp, 3.200 cái bẫy bằng que dính nhựa; thả về tự nhiên nhiều con cò dùng làm mồi.
Tại xã Hương Phong (TP. Huế), lực lượng chức năng cũng vừa ra quân tháo gỡ và tiêu hủy 200 con cò giả làm bằng phao xốp, phá bỏ hơn 2.000 bẫy que phủ nhựa dính, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên 30 cá thể cò tại khu vực rừng ngập mặn Rú Chá...
Lực lượng công an thu gom các phương tiện săn bắt chim trời, thả nhiều cá thể cò, vạc về với môi trường tự nhiên |
Tương tự, tại huyện Quảng Điền, công an các xã Quảng An, Quảng Thái, Quảng Lợi... cũng tuần tra, ngăn chặn nạn săn bắt chim trời trái phép. Theo Trung tá Võ Tiến Thảo, Trưởng Công an xã Quảng Lợi, khoảng 1 tuần nay, tình trạng khai thác, săn bắt chim trời diễn ra rầm rộ, công an xã tuần tra, truy quét xuyên đêm, đã phát hiện, ngăn chặn nhiều đối tượng săn bắt chim trời.Tại xã Hương Phong (TP. Huế), lực lượng chức năng cũng vừa ra quân tháo gỡ và tiêu hủy 200 con cò giả làm bằng phao xốp, phá bỏ hơn 2.000 bẫy que phủ nhựa dính, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên 30 cá thể cò tại khu vực rừng ngập mặn Rú Chá...
Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế cho biết, lực lượng kiểm lâm địa bàn sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, truy quét nhằm tháo dỡ, thu hồi triệt để các phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim trái phép; triệt phá các tụ điểm mua, bán chim tự nhiên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuyên truyền người dân không săn, bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã có công văn hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm các loài chim trời. Trong đó, mức xử phạt cao nhất là hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật mức phạt từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng… Đặc biệt, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nghiêm cấm việc cán bộ, công chức, viên chức của các địa phương, tổ chức, đơn vị ăn thịt cũng như sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng, các loài chim trời.