Thời tiết ấm hơn có thể giúp ngăn chặn virus gây bệnh COVID-19?

Mai Đan| 26/04/2020 10:59

(TN&MT) - Thế giới đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thời tiết ấm hơn ở bán cầu bắc có thể làm chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Ảnh minh hoạ chủng virus corona mới (2019-nCoV)

Đây là những gì chúng ta biết về các đặc điểm theo mùa của dịch bệnh.

Virus corona chủng mới có phát triển theo mùa không?

Đó là điều mà một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đang hy vọng. Nhưng họ không thể chắc chắn vì loại virus này đã không tồn tại đủ lâu để các nhà khoa học thu thập bằng chứng họ cần.

Paul Hunter, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học East Anglia của Anh cho biết, tất cả những gì chúng ta phải tiếp tục là theo dõi điểm tương đồng giữa bệnh COVID-19 với các bệnh khác theo cách lây nhiễm tương tự.

Những gì các chuyên gia biết là nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, ho và cảm lạnh thông thường có thể có ảnh hưởng theo mùa làm cho sự bùng phát của chúng dễ dự đoán và ngăn chặn.

Theo các chuyên gia, một số điều kiện môi trường nhất định có thể thúc đẩy sự lây truyền virus như: Thời tiết lạnh, độ ẩm và cách mọi người hành động trong mùa đông đều có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo của dịch bệnh.

Bác sĩ Leana Wen, phó giáo sư y học khẩn cấp tại ĐH George Washington cho biết: “Chúng ta không biết về loại virus đặc biệt này có phát triển theo mùa hay không, nhưng chúng ta biết rằng các loại virus corona khác thay đổi theo mùa”.

Mùa đông có tác dụng gì giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh về hô hấp?

“Lý do tại sao thời tiết lạnh gây ra ho, cảm lạnh và cúm là do không khí lạnh gây kích thích ở đường mũi và đường thở, khiến chúng ta dễ bị nhiễm virus hơn”, ông Simon Clarke, chuyên gia về vi trùng học tế bào tại Đại học Reading, Anh cho biết.

Thời tiết mùa đông cũng khiến mọi người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà và quây quần lại với nhau.

Nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp lây lan trong những giọt nhỏ được bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Theo các chuyên gia về bệnh, khi không khí lạnh và khô, những giọt nước đó có khả năng trôi nổi trong không khí lâu hơn - đi xa hơn và lây nhiễm cho nhiều người hơn.

“Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã xác định rằng virus corona chủng mới mất hiệu lực khi nhiệt độ và độ ẩm tăng - và đặc biệt là khi nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời”, ông William Bryan, người đứng đầu Bộ phận Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết mới đây.

Virus corona chủng mới này dường như tiêu tan nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt. Nghiên cứu của Mỹ phát hiện, trong các thí nghiệm trong bóng tối và độ ẩm thấp, phải mất 18 giờ để một nửa số hạt virus mất chức năng trên các bề mặt không gian như thép không gỉ.

Trong độ ẩm cao, thời gian bán thải - khoảng thời gian cần thiết để một nửa số hạt virus bị bất hoạt và không còn lây nhiễm đã giảm xuống còn 6 giờ. Trong độ ẩm cao kết hợp với ánh sáng mặt trời, thời gian bán thải giảm xuống còn 2 phút.

Amesh Adalja - học giả thuộc Trung tâm an ninh y tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ nhận định, virus này bị ảnh hưởng bởi môi trường và nhiều virus không tồn tại ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc nếu tiếp xúc với tia cực tím cao.

Tuy nhiên, Adalja cảnh báo rằng mặc dù thời tiết mùa hè có thể làm giảm khả năng sống sót của virus trên bề mặt, điều đó không có nghĩa là nó không thể truyền từ người sang người.

Vì vậy, thời tiết ấm hơn sẽ giúp ngăn chặn virus tốt hơn?

Paul Hunter cho rằng có khả năng là bệnh COVID-19 sẽ giảm đáng kể trong những tháng mùa hè ở Bắc bán cầu.

“Virus này có quay trở lại một lần nữa hay không còn là một câu hỏi tranh luận. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nó biến mất vào mùa hè và chỉ xuất hiện trở lại vào mùa đông” – Hunter nói.

“Tuy nhiên, nói chung, virus corona chủng mới có khả năng sẽ tiếp tục lây lan với điều kiện là rất nhiều người không có miễn dịch”, Adalja nhấn mạnh.

Theo Tổng hợp từ Reuters
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thời tiết ấm hơn có thể giúp ngăn chặn virus gây bệnh COVID-19?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO