Thi đua để bứt phá toàn diện

31/08/2019 07:50

(TN&MT) - Phong trào Thi đua yêu nước của ngành TN&MT luôn quán triệt và thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.

 “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá phát triển bền vững đất nước” - chính là chủ đề trọng tâm của Phong trào Thi đua yêu nước được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát động trong toàn ngành TN&MT năm 2019.

ND12
Phong trào thi đua ngành TN&MT hừng hực khí thế, lan tỏa đến mọi miền đất nước

Tâm thế lớn

71 năm qua “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/6/1948 - 11/6/2019) vẫn vẹn nguyên giá trị, luôn là lời hiệu triệu mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quán triệt và thực hành “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” của Bác, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng đối với toàn ngành. Công tác này đã trở thành động lực, thúc đẩy ngành TN&MT bứt phá hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.

Trong tâm thế đầy quyết tâm đó, nhiều năm qua, Bộ TN&MT đã nghiêm túc quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”; Chỉ thị số 725/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Kế hoạch số 08/KH-BTNMT ngày 8/12/2016 của Bộ TN&MT về việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2016 - 2020.

Ngay từ những ngày đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua ngành TN&MT giai đoạn (2016 - 2020) nhằm phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo và đổi mới toàn diện, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” với tiêu chí “5 Không - 5 Có”.

Trong đó nhấn mạnh: “5 Không” là không để nhiệm vụ quá hạn; không vi phạm pháp luật; không vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định văn hóa công sở và nội quy của cơ quan, đơn vị; không lãng phí tài sản cơ quan; không mất đoàn kết nội bộ. Và “5 Có” là có Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác được bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch; có sáng kiến đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; có quan hệ phối hợp, hợp tác tốt trong và ngoài Bộ; có phong trào thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị; có kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Cai cah hanh chinh


Các chỉ số CCHC như tiếp cận đất đai tăng 0,27 điểm, cải các hành chính của Bộ (PAR INDEX) tăng 1 bậc; thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường đã được đơn giản hóa (25 TTHC), rút ngắn thời gian 15 - 25 ngày. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ TN&MT là một trong số ít các Bộ, ngành không nợ đọng đề án, văn bản, nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đứng đầu các Bộ, ngành về việc thực hiện ký số, quản lý điều hành trên môi trường mạng.

Giai đoạn 2016 - 2018, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc các Sở TN&MT đã công nhận được hơn 400 điển hình tiên tiến cấp cơ sở; đồng thời, đã lựa chọn và giới thiệu Bộ công nhận gần 70 điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc của ngành TN&MT.

Đột phá mới

Từ thông điệp “Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo trong quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, tạo nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững đất nước”, phong trào thi đua đang hừng hực khí thế, lan tỏa đến mọi miền đất nước.

Lan tỏa khí thế ấy, từ đầu năm 2019 đến nay, công tác quản lý Nhà nước về TN&MT đã có sự chuyển biến tích cực, đóng góp trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Các nguồn tài nguyên từng bước được khai thác hiệu quả. Tình trạng lãng phí đất đai, quy hoạch treo, dự án treo ở các đô thị được tập trung giải quyết. Thu ngân sách từ đất đai đạt gần 50.000 tỷ đồng, chiếm 9,5% thu ngân sách nội địa, thu tiền từ cấp quyền khai thác tài nguyên nước lũy kế đến nay đạt 9.000 tỷ tăng 2.000 tỷ so với năm 2018, thu ngân sách của Bộ đạt 106 % so với kế hoạch giao. Cùng với đó, ngành khai khoáng đã phục hồi trở lại và có đóng góp cho tăng trưởng 0,12 điểm phần trăm, lĩnh vực bất động sản đóng góp 0,27 điểm phần trăm. Nhiều dự án công nghiệp lớn đã được kiểm soát môi trường để hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Cả nước có 88,3% số khu công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải tập trung.

Ngành TN&MT đã triển khai nhiều giải pháp, sáng kiến quốc tế và trong nước nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, bước đầu tạo được sự chung tay của toàn xã hội. Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được triển khai tích cực, kinh tế biển và các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác dự báo khí tượng thủy văn đã góp phần giảm thiệt hại về người và vật chất do thiên tai qua từng năm. Đặc biệt, đã tổ chức thành công Hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong hành động của các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế với người dân.

Bứt tốc để “về đích”

Năm 2019 là năm có ý nghĩa tăng tốc, bứt phá trên các lĩnh vực để phất đấu về đích các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của cả nước và ngành TN&MT theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Ngành TN&MT đặt quyết tâm cao hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chương trình công tác năm, chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ, lãnh đạo Bộ TN&MT chỉ đạo trong những tháng cuối năm 2019, các đơn vị tập trung hoàn thành việc xây dựng trình 58 đề án, văn bản quy phạm pháp luật còn lại trong Chương trình công tác, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Bộ.

Đồng thời, ngành TN&MT tiếp tục đổi mới tư duy hành động; chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành; dự báo, phản ứng chính sách kịp thời để vượt qua khó khăn, thách thức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên, chủ động trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, ngành TN&MT tập trung sửa đổi Luật Đất đai hoàn thiện các công cụ kinh tế, tài chính, đổi mới phương pháp định giá đất để quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, phòng chống thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất. Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Từ nay đến cuối năm, ngành TN&MT tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời vấn đề bức xúc, điểm nóng phát sinh. Ưu tiên cho nguồn lực cho, kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,việc sử dụng đất của các nông, lâm trường, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước, thanh tra chuyên đề xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, việc chấp hành pháp luật khí tượng thủy văn. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và các vụ việc tồn đọng kéo dài.

Cải cách hành chính (CCHC) được xem là quyết sách lớn góp phần làm hài lòng nhân dân, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về TN&MT. Vì vậy, ngành TN&MT tập trung đẩy mạnh CCHC gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện quy trình liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo. Thực hiện cung cấp Dịch vụ công trực tuyến đối với tất các các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ…

Tiếp tục hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế; thúc đẩy, mở rộng các diễn đàn đối thoại, tham vấn chính sách nhất là trong sửa đổi Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường. Rà soát, thể chế hóa các hiệp định, cam kết mà Việt Nam đã tham gia.

Tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông, mô hình truyền thông về TN&MT nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu qủa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi thói quen tiêu dùng, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thi đua để bứt phá toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO