Môi trường

Theo dõi chặt chẽ diễn biến Bão số 2 (DOKSURI), chủ động triển khai các biện pháp ứng phó

Theo Chinhphu.vn 27/07/2023 - 18:18

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 2 (DOKSURI) để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, sát thực tế.

Bão số 2 (DOKSURI) giật cấp 17, sóng cao 8-10m, biển động dữ dội - Ảnh 1.

Bão số 2 giật cấp 16, biển động dữ dội

Sáng 27/7, bão DOKSURI đã vượt qua khu vực phía Bắc của đảo Lu-Dông (Philippines), đi vào khu vực Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 2 trong năm 2023.

Hồi 13 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, cách Sán Đầu (Trung Quốc) khoảng 370km về phía Nam Đông Nam. 

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 2 mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 16.

Dự báo diễn biến bão số 2 (trong 24 đến 48 giờ tới):

Thời điểm dự báo
Hướng, tốc độ
Vị trí
Cường độ
Vùng nguy hiểm
Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
13h/28/7
Bắc Tây Bắc,
15-20 km/h
24,8N-117,8E
Cấp 10, giật cấp 13
Phía Bắc vĩ tuyến 18,0N; phía Đông kinh tuyến 116,0E
Cấp 3: khu vực phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông
13h/29/7
Bắc Tây Bắc,
khoảng 20km/h và suy yếu dần
29,1N-116,8E
< cấp="">
Phía Bắc vĩ tuyến 21,5N; phía Đông kinh tuyến 115,5E
Cấp 3: khu vực phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông

Dự báo tác động của bão số 2

Trên biển: Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, khu vực Đông Bắc có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; biển động dữ dội.

Nước dâng, sóng lớn: Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sóng biển cao 6,0-8,0m, vùng gần tâm bão 8,0-10,0m.

CẢNH BÁO SÓNG LỚN

Vùng biển
Độ cao (m)
Hướng
Bắc vịnh Bắc Bộ
0,5 – 1,5
Nam đến Tây Nam
Nam vịnh Bắc Bộ
0,5 – 1,5
Đông Nam
Quảng Trị đến Quảng Ngãi
1,5 – 2,5
Đông Nam đến Nam
Bình Định đến Ninh Thuận
3,0 – 5,0
Tây Nam đến Nam
Bình Thuận đến Cà Mau
3,0 – 5,0
Tây Nam
Cà Mau đến Kiên Giang
1,0 – 2,0
Tây đến Tây Nam
Vịnh Thái Lan
1,5 – 2,5
Tây đến Tây Nam
Bắc Biển Đông
6,0 – 8,0; vùng gần tâm bão 8,0-10,0
Nhiều hướng
Giữa Biển Đông
3,0 – 5,5
Tây Nam
Nam Biển Đông
3,0 – 5,0
Tây đến Tây Nam
Quần đảo Hoàng Sa
2,0 – 3,0
Đông Nam
Quần đảo Trường Sa
3,0 – 5,5
Tây đến Tây Nam

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã có công văn số 276/VPTT ngày 24/7/2023 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải đề nghị chủ động ứng phó với bão DOKSURI.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

Các tỉnh, thành phố chủ động tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với với bão DOKSURI theo công văn số 276/VPTT ngày 24/7/2023 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO: Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai, diễn biến bão DOKSURI; nắng nóng ở Bắc Bộ, Trung Bộ; mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ, Nam Trung Bộ Tây Nguyên, Nam Bộ; gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, sát thực tế.

Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Từ 21/7 - 20/8/2023: có khoảng 1- 2 cơn áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông

Theo bản tin dự báo thời tiết tháng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế khí hậu thời hạn tháng từ 21/7-20/8/2023 như sau:

Xu thế nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình thời kỳ từ 21/7-20/8 tại Bắc Bộ và Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1,0 0C các khu vực khác phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C

Xu thế lượng mưa: Trong thời kỳ dự báo, tổng lượng mưa tại vùng núi và Trung du Bắc Bộ, khu vực Trung Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; khu vực Đồng bằng, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn TBNN từ 5-20%. (Hình 4b).

Cảnh báo thời tiết nguy hiểm

Nắng nóng có khả năng xuất hiện trong những ngày cuối tháng 7 và tiếp tục còn xuất hiện đan xen với các đợt mưa trong tháng 8 tại các khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, riêng Trung Bộ có thể xảy ra những ngày có nắng nóng gay gắt trong thời kỳ dự báo.

Mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá: Hiện tượng mưa dông lốc, sét, có thể kèm theo mưa đá vẫn tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tại khu vực Bắc Bộ, mưa sẽ tập trung nhiều trong khoảng nửa đầu tháng 8/2023.

Bão, áp thấp nhiệt đới: Trong giai đoạn từ ngày 21/7-20/8, dự báo có khoảng 01- 02 cơn áp thấp nhiệt đới/ bão (bão số 2, bão số 3) hoạt động trên Biển Đông.

Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt ở khu vực Miền Trung.

Trong thời kỳ này, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/ Bão trên Biển Đông. Dải hội tụ nhiệt đới cũng là tác nhân gây ra gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh ở các vùng biển phía Nam. Do vậy, cần đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân.

Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn

Hiện nay (22/7), ở trạm Huyền Trân đã có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 9.

Dự báo: từ chiều tối ngày 22/7 đến ngày 23/7, ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m.

Ngoài ra, từ chiều tối ngày 22/7 đến ngày 23/7, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cảnh báo: Từ đêm 23/7 đến ngày 24/7, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-3,0m, biển động.

Khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão số 2

Trước đó, ngày 19/7, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trên dải hội tụ nhiệt đới hình thành bão Talim (bão số 1) vừa qua đã hình thành thêm các vùng xoáy thấp mới.

Khả năng trong 1-2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão. 

Theo ông Hoàn Phúc Lâm, khả năng cao đây sẽ là cơn bão số 2 ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày cuối tháng 7.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của rìa ra phía Nam hoàn lưu sau bão số 1 (bão Talim), miền Bắc tiếp tục có mưa, đặc biệt đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi...

Elnino có thể gây ra những cơn bão mạnh, mưa lớn cực đoan

Chia sẻ nhận định về ảnh hưởng của bão số 1, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, bão số 1 hoạt động trên dải hội tụ nhiệt đới, không phải cơn bão độc lập nên ngoài gây mưa trong thời điểm bão còn tiếp tục gây mưa sau hoàn lưu bão. 

"Không loại trừ khi dải hội tụ nhiệt đới sau cơn bão số 1 có khả năng cuối tuần này hoặc đầu tuần sau có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão số 2 trên Biển Đông", ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý.

Trưởng Phòng Dự báo thời tiết Nguyễn Văn Hưởng cho biết thêm, hiện tại do tác động của Elnino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương), số lượng bão hoạt động trên Biển Đông cũng như tác động đến đất liền Việt Nam ít hơn so với trung bình nhiều năm. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Theo dõi chặt chẽ diễn biến Bão số 2 (DOKSURI), chủ động triển khai các biện pháp ứng phó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO