Biển Ngư Lộc nguy cơ ô nhiễm cao
Ngư Lộc có bờ biển dài khoảng 3km, phía bắc giáp xã Đa Lộc, phía Nam giáp xã Minh Lộc. Ngư Lộc là xã ngư nghiệp điển hình của Thanh Hóa. Nới đây có tới 90% dân số làm nghề khai thác chế biến thủy hải sản, đất chật người đông, nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển diễn ra khá nặng nề trước khi trước khi có Nghị quyết 03 về Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác vệ sịnh môi trường năm 2013 do Đảng ủy xã Ngư Lộc ban hành.
Theo thống kê của Chính quyền xã Ngư Lộc toàn xã có trên 800 tàu thuyền lớn nhỏ có công suất từ 10 đến 1000 CV, lượng dầu của tàu thuyền thải ra môi trường là rất lớn gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Ngoài ra, nguyên nhân rác tồn đọng một phần do địa hình đặc thù của vùng biển Ngư Lộc là lòng chảo mỗi khi thuỷ triều rút lại có một lượng lớn rác thải bị đẩy vào bờ lâu dần sẽ gây tình trạng “ngập” trong rác thải. Chính vì vậy, mỗi khi đi quan khu vực bãi biển, đều bốc lên mùi hôi thối khó chịu của rác thải và xác sinh vật chết
Bà Xuân - cư dân xã Ngư Lộc chia sẻ: “Vào thời điểm rác thải chưa được thu gom, khu vực này thường tồn đọng một lượng lớn rác tấp vào bờ làm người dân chúng tôi rất khó chịu. Mùa hè tới nhiệt độ tăng cao làm mùi hôi thối bốc lên nặng nề hơn”.
Nhiều sang kiến xử lý ô nhiễm rác thải
Để góp phần làm giảm lượng rác thải các cấp chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm rác thải môi trường biển. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân cùng với hàng trăm người dân tham gia chiến dịch “Hành động vì môi trường xanh - sạch - đẹp”.
Tuy nhiên, để duy trì hoạt động làm sạch bãi biển, đoàn Thanh niên xã đã có sáng kiến duy trì hoạt động này. Anh Hoàng Ngọc Dương - Bí thư đoàn xã Ngư Lộc cho biết: “ Mỗi năm Đoàn thanh niên xã Ngư Lộc tổ chức 5- 6 lần tổ chức tổng vệ sinh tuyến đê, có những lần huy động được 400- 500 người. Thường chúng tôi sẽ chọn những địa điểm “nóng” nhiều rác, cần xử lý nhiều để tiến hành thu gom về nơi tập kết. Những năm gần đây ý thức của người dân được cải thiện chỉ cần có thông báo của xã thì mỗi nhà sẽ cử một người ra dọn vệ sinh tuyến đê. Người dân rất hăng hái, tích cực trong phong trào đẩy lùi rác thải trả lại màu xanh cho biển. Bên cạnh đó, vẫn còn số ít người dân chưa nâng cao ý thức vẫn còn đổ rác thải ra ngoài biển chúng tôi sẽ theo dõi nghiêm và có biện pháp xử lý cho những trường hợp trên”.
Đoàn thanh niên xã Ngư Lộc hàng tháng còn phát động phong trào “Thu gom phế liệu gây quỹ vì trẻ em nghèo” và nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân. Tất cả chai nhựa, sách vở, bìa cát tông,... không dùng đến đều được các bạn tình nguyện viên xin về và đem đến nơi tập kết bán, số tiền thu được sẽ trao lại cho các các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đây là một phong trào vô cùng ý nghĩa và nhân văn. “Các bạn thanh niên xã mình rất nhiệt tình và hào hứng với công việc thiện nguyện này, giờ đây việc thu gom rác thải không phải của riêng ai mà sẽ được lan toả đến mọi người, để các em có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh hơn”, anh Ngọc Dương vui mừng chia sẻ.
Để duy trì công tác phòng chống rác thải, các đoàn xã đã thông qua các hoạt động, sinh hoạt, hội nghị, lồng ghép tiếp xúc cử tri, sau khi tiếp thu ý kiến của các cấp ủy Đảng thì sẽ có những đề xuất trở lại với nhân dân phải có ý thức trách nhiệm để giữ vững môi trường xanh - sạch - đẹp. “Hàng tháng, mỗi nhân khẩu sẽ đóng 10.000 đồng cho công ty môi trường để thu gom rác thải đúng nơi quy định. Bản thân tôi luôn ý thức được việc giữ gìn vệ sinh chung không đem rác vứt bừa bãi xuống ven biển, bởi việc làm này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến chính bản thân mình. Tôi mong rằng mỗi người dân xã Ngư Lộc sẽ nâng cao ý thức hơn vì một vùng biển trong xanh, không rác thải”, ông Quốc Hùng - người dân xã Ngư Lộc trải lòng.
Có thể nói, việc xử lý vào cuộc của chính quyền địa phương là hết sức kịp thời, nó cho thấy được sự quan tâm đến đời sống nhân dân, môi trường xung quanh của các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời, việc làm này lan toả sẽ lan toả lối sống xanh đến người dân và là tấm gương sáng cho các địa phương học tập và noi theo.