(TN&MT) - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, UBND huyện Thạch Thất vừa yêu cầu phòng, ban chuyên môn và UBND các xã có rừng, chủ rừng trên địa bàn huyện tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo đó, UBND huyện Thạch Thất yêu cầu UBND các xã có rừng: Chỉ đạo và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCC rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Đồng thời, kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ trong và PCCCR, tổ chức lực lượng thường trực công tác PCCC rừng 24/24 giờ trong mùa hanh khô để xử lý kịp thời các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Xác định rõ trách nhiệm để phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định.
Cùng với đó, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các lực lượng để tuần tra, kiểm tra, xác định những vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, nơi có điểm du lịch, lễ hội, có số lượng người ra vào rừng nhiều; kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt gây nguy cơ cháy rừng. Khi có cháy rừng xảy ra phải kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để chữa cháy rừng theo phương châm "bốn tại chỗ".Thực hiện tốt việc phối hợp, kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tại địa phương chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
UBND huyện Thạch Thất yêu cầu Chủ tịch UBND các xã có rừng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và pháp luật nếu để xảy ra chặt phá rừng, cháy rừng trên địa bàn quản lý.
Đối với các chủ rừng, huyện Thạch Thất yêu cầu, thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR cho cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan đơn vị, tổ chức việc thu gom vật liệu cháy dưới tán rừng để quản lý.
Tổ chức phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tổ chức tuần tra, kiểm soát phát hiện sớm các nguy cơ gây ra cháy rừng để có biện pháp ngăn ngừa, xử lý theo quy định; xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Trong mọi trường hợp, nếu xảy ra cháy rừng tại địa bàn phải tổ chức ngay các biện pháp chữa cháy theo phương châm "bốn tại chỗ" và báo cáo kịp thời các cơ quan có thẩm quyền theo quy định...
Theo đó, UBND huyện Thạch Thất yêu cầu UBND các xã có rừng: Chỉ đạo và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCC rừng. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Đồng thời, kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ trong và PCCCR, tổ chức lực lượng thường trực công tác PCCC rừng 24/24 giờ trong mùa hanh khô để xử lý kịp thời các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Xác định rõ trách nhiệm để phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định.
Cùng với đó, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các lực lượng để tuần tra, kiểm tra, xác định những vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, nơi có điểm du lịch, lễ hội, có số lượng người ra vào rừng nhiều; kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt gây nguy cơ cháy rừng. Khi có cháy rừng xảy ra phải kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để chữa cháy rừng theo phương châm "bốn tại chỗ".Thực hiện tốt việc phối hợp, kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR tại địa phương theo quy định. Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tại địa phương chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
UBND huyện Thạch Thất yêu cầu Chủ tịch UBND các xã có rừng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và pháp luật nếu để xảy ra chặt phá rừng, cháy rừng trên địa bàn quản lý.
Đối với các chủ rừng, huyện Thạch Thất yêu cầu, thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR cho cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan đơn vị, tổ chức việc thu gom vật liệu cháy dưới tán rừng để quản lý.
Tổ chức phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ trong ngày, tổ chức tuần tra, kiểm soát phát hiện sớm các nguy cơ gây ra cháy rừng để có biện pháp ngăn ngừa, xử lý theo quy định; xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Trong mọi trường hợp, nếu xảy ra cháy rừng tại địa bàn phải tổ chức ngay các biện pháp chữa cháy theo phương châm "bốn tại chỗ" và báo cáo kịp thời các cơ quan có thẩm quyền theo quy định...