(TN&MT) - Với mong muốn làm rõ đơn thư khiếu nại của người dân, PV Báo TN&MT đã liên hệ làm việc với chính quyền phường Nhật Tân và quận Tây Hồ nhưng nhiều tháng trôi qua vẫn không có bất cứ hồi âm nào, phải chăng các đơn vị trên không biết đến quy định cung cấp thông tin, trả lời báo chí của Chính phủ và Thành ủy Hà Nội?.
Cố tình né tránh báo chí
Liên quan đến vụ việc hơn trăm hộ dân thuộc tổ 9 và tổ 19, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) kêu cứu về việc không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do nằm trong diện thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án trường mầm non Nhật Tân 2.
Đến thời điểm này, vụ việc đã được Báo đăng tải 09 bài viết nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ UBND quận Tây Hồ và UBND phường Nhật Tân, dù cho PV đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin tới đích danh ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ và ông Nguyễn Văn Tài - Chủ tịch UBND phường Nhật Tân.
Trước đó, sau khi nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân và được sự phân công của Ban Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, ngay từ đầu tháng 02/2018, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với các đơn vị trên.
Trước vấn đề trên, dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc UBND quận Tây Hồ cố tình làm trái quy định pháp luật, cố tình né tránh báo chí trong khi chính UBND quận cần phải lên tiếng để công luận hiểu rõ hơn về vụ việc. Thậm chí, dư luận còn đặt ra câu hỏi là phải chăng có lợi ích nhóm trong sự việc này (?!).
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng phải chăng chính quyền phường Nhật Tân và quận Tây Hồ không biết đến quy định cung cấp thông tin, trả lời báo chí theo Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/01/2014 của Thành ủy Hà Nội.Mới đây, ngày 26/04/2018, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Công văn số 1286-CV/BTGTU về đẩy mạnh tổ chức thực hiện Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy về việc cung cấp thông tin, trả lời báo chí.
Công văn nêu rõ, thời gian qua, các ngành, địa phương đã quán triệt, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/01/2014 của Thành ủy Hà Nội “về việc cung cấp thông tin và trả lời báo chí”, Quyết định số 6524-QĐ/TU ngày 25/09/2015 của Thành ủy về việc ban hành Quy chế Hội nghị giao ban thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Theo Thành ủy Hà Nội, nhiều địa phương, đơn vị đã chủ động phân công cán bộ cung cấp thông tin, trả lời báo chí; kịp thời xây dựng văn bản phản hồi các thông tin về những vụ việc liên quan mà báo chí phản ánh; tổ chức họp báo cung cấp thông tin về vấn đề, sự kiện liên quan đến địa phương, đơn vị; phân công và cử người phát ngôn theo yêu cầu, nhiệm vụ, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin và trả lời báo chí còn tồn tại những hạn chế: Một số nơi còn lúng túng, chưa nắm rõ quy định khi làm việc với các cơ quan báo chí; cung cấp thông tin và trả lời báo chí. Một số đơn vị chưa chủ động nội dung thông tin, tuyên truyền trên báo chí; chưa kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về các vụ việc nóng trên địa bàn.
Thời gian tới, để chủ động và nâng cao hơn chất lượng cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tăng cường định hướng thông tin trong Hội nghị thông tin báo chí do Thành ủy tổ chức hằng tuần, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm Luật Báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn về công tác này.
Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị chủ động thông tin cho báo chí về các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội... diễn ra trên địa bàn; kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí ngay khi có vụ việc nóng xảy ra.Đồng thời phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, cung cấp thông tin cho báo chí về các hoạt động diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là dự báo các vụ việc nóng, nhạy cảm có thể phát sinh ở địa phương, đơn vị để định hướng báo chí, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội. Thực hiện nghiêm việc thông tin, trả lời báo chí theo quy định của Luật Báo chí, có văn bản báo cáo gửi về Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Các đơn vị gửi báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về việc cung cấp thông tin, trả lời báo chí đến Ban Tuyên giáo Thành ủy trước ngày 15/12/2018.
Trước Chỉ thị trên, câu hỏi đặt ra liệu chính quyền quận Tây Hồ và phường Nhật Tân có làm theo các quy định của pháp luật hay tiếp tục ''im lặng'' với Báo Tài nguyên và Môi trường khi PV đang tìm hiểu, làm rõ những dấu hiệu tiêu cực tại các dự án mở rộng Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án trường mầm non Nhật Tân 2.
Có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng
Liên quan đến các dự án trên, Văn phòng luật sư Trung Hòa thuộc Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã từng có Văn bản số 037/2017/CV-LTH gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết, cả 02 dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án Trường mầm non Nhật Tân 2 đều vi phạm nghiêm trọng Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, ngày 27/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ- TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và quy định việc quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Theo đó thì vị trí khu đất mà các hộ dân sinh sống đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là đất làng xóm đô thị hóa.
Hiện tại các hộ dân đã sinh sống ăn ở thường xuyên liên tục chiếm khoảng 80% diện tích toàn bộ khu đất. Hầu hết là nhà ở kiên cố tạo lập và sử dụng cố định từ những năm 1987 – 1988, đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính Phủ là đất làng xóm đô thị.Theo Văn phòng luật sư Trung Hòa, việc UBND quận Tây Hồ, UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án dự án trường mầm non Nhật Tân 2 và dự án Nhà khách UBND TP là đã tự ý thay đổi quy hoạch của Thủ tướng Chính Phủ. Theo quy định trên thì việc thay đổi quy hoạch đất ở làng xóm đô thị hóa thì phải trình lên Thủ tướng Chính Phủ, tuy nhiên 02 dự án trên đã không được trình lên Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận thay đổi quy hoạch.
Về dự án trường mầm non Nhật Tân 2, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể, tại danh mục các dự án quy hoạch giai đoạn 2011- 2015 quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 5606/QĐ – UBND ngày 01/12/2011 của UBND TP. Hà Nội, theo đó các dự án quy hoạch xây dựng được xác định thẩm quyền phê duyệt là UBND TP. Hà Nội, việc thực hiện được giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt dự án, cũng không được UBND TP. Hà Nội giao cho nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch cũng như xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2. Đây là hành vi tự ý phê duyệt dự án trái thẩm quyền, trái quy định pháp luật.Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 13/04/0216 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Tây Hồ trái với Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND TP. Hà Nội.
Theo phân tích của Văn phòng luật sư Trung Hòa, Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 13/04/0216 của UBND TP. Hà Nội có căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND TP. Hà Nội, nhưng trong danh mục các dự án thu hồi đất của quận Tây Hồ kèm theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND không có dự án xây dựng mới nhà khách UBND TP. Hà Nội. Vì vậy, việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án này tại danh mục những dự án đăng ký mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016, kèm theo Quyết định số 17/QĐ-UBND là trái quy định pháp luật.
Hơn nữa, tại danh mục “những dự án đăng kí mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016” ban hành kèm theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND, thì số thứ tự 11 thể hiện có dự án “Đầu tư xây dựng mới nhà khách UBND thành phố” với căn cứ pháp lý là Thông báo số 88/TB-VP ngày 27/3/2015 của UBND TP. Hà Nội cho thấy khu đất của 37 hộ dân không có trong quy hoạch tại Quyết định số 4177/QĐ- UBND ngày 08/08/2014 của UBND TP. Hà Nội.
Tại văn bản gửi người đứng đầu Chính phủ, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, việc thực hiện dự án Nhà khách UBND TP là lãng phí và không cần thiết.
Theo đó, ngày 30/12/2002, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-UBND tạm giao 17.340 m2 cho nhà đầu tư để lập dự án xây Nhà khách UBND TP. Hà Nội tại Lạc Long Quân. Tại thời điểm này, Nhà khách UBND thành phố được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 91/2001/QĐ-UB ngày 16/10/2001 của UBND TP. Hà Nội, trong đó có 03 địa điểm: Phố Phan Đình Phùng, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Đình Chiểu. Tại 03 điểm này, Nhà khách UBND TP mới chỉ khai thác 30-40% công năng, thâm chí không sử dụng đúng mục đích, khai thác kém hiểu quả, phải cho cả tư nhân thuê lại.
''Như vậy, việc xây thêm nhà khách tại 584 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ là lãng phí, không cần thiết chứ chưa nói đến việc mở rộng thêm lấy đất của 37 hộ dân'', Văn phòng luật sư Trung Hòa nhận định.
Mặt khác, ngày 29/06/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 317/QĐ-TTg về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ các Bộ, nghành, đoàn thể và UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương sang kinh doanh khách sạn, du lịch. Do đó, việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Nhà khách 584 Lạc Long Quân, ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
Do dự án không khả thi, nên thời gian qua dự án Nhà khách UBND TP đã bị đình lại với hiện trạng sân tenis, vài dãy nhà cấp 4, các khu văn phòng cho thuê, bãi trông giữ rửa xe, thậm chí từng xảy ra việc chia lô, xây tường lấn chiếm đất nhưng người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Từ những nội dung trên, Văn phòng luật sư Trung Hòa kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ rà soát lại và làm rõ các sai phạm trong kế hoạch thu hồi đất thực hiện dự án trường mầm non Nhật Tân 2 và dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội. Đồng thời chỉ đạo ngăn chặn khẩn cấp HĐND-UBND TP. Hà Nội không thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất ở của 104 hộ dân tại tổ 9 cụm 2 và tổ 19 cụm 3 phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, để ổn định cuộc sống người dân.
Thiết nghĩ, chính quyền quận Tây Hồ không thể mãi im lặng, cần phải lên tiếng để người dân, công luận hiểu rõ sự việc. Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội cũng cần sớm vào cuộc thanh tra, làm rõ, giải quyết dứt điểm sự việc!.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Cố tình né tránh báo chí
Liên quan đến vụ việc hơn trăm hộ dân thuộc tổ 9 và tổ 19, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) kêu cứu về việc không được cơ quan quản lý Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do nằm trong diện thu hồi đất phục vụ dự án mở rộng Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án trường mầm non Nhật Tân 2.
Đến thời điểm này, vụ việc đã được Báo đăng tải 09 bài viết nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ UBND quận Tây Hồ và UBND phường Nhật Tân, dù cho PV đã nhiều lần gọi điện và nhắn tin tới đích danh ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ và ông Nguyễn Văn Tài - Chủ tịch UBND phường Nhật Tân.
Trước đó, sau khi nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân và được sự phân công của Ban Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường, ngay từ đầu tháng 02/2018, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với các đơn vị trên.
Trước vấn đề trên, dư luận đặt ra câu hỏi có hay không việc UBND quận Tây Hồ cố tình làm trái quy định pháp luật, cố tình né tránh báo chí trong khi chính UBND quận cần phải lên tiếng để công luận hiểu rõ hơn về vụ việc. Thậm chí, dư luận còn đặt ra câu hỏi là phải chăng có lợi ích nhóm trong sự việc này (?!).
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng phải chăng chính quyền phường Nhật Tân và quận Tây Hồ không biết đến quy định cung cấp thông tin, trả lời báo chí theo Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/01/2014 của Thành ủy Hà Nội.Mới đây, ngày 26/04/2018, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Công văn số 1286-CV/BTGTU về đẩy mạnh tổ chức thực hiện Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy về việc cung cấp thông tin, trả lời báo chí.
Công văn nêu rõ, thời gian qua, các ngành, địa phương đã quán triệt, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 21/01/2014 của Thành ủy Hà Nội “về việc cung cấp thông tin và trả lời báo chí”, Quyết định số 6524-QĐ/TU ngày 25/09/2015 của Thành ủy về việc ban hành Quy chế Hội nghị giao ban thông tin báo chí của Thành ủy Hà Nội.
Theo Thành ủy Hà Nội, nhiều địa phương, đơn vị đã chủ động phân công cán bộ cung cấp thông tin, trả lời báo chí; kịp thời xây dựng văn bản phản hồi các thông tin về những vụ việc liên quan mà báo chí phản ánh; tổ chức họp báo cung cấp thông tin về vấn đề, sự kiện liên quan đến địa phương, đơn vị; phân công và cử người phát ngôn theo yêu cầu, nhiệm vụ, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin và trả lời báo chí còn tồn tại những hạn chế: Một số nơi còn lúng túng, chưa nắm rõ quy định khi làm việc với các cơ quan báo chí; cung cấp thông tin và trả lời báo chí. Một số đơn vị chưa chủ động nội dung thông tin, tuyên truyền trên báo chí; chưa kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về các vụ việc nóng trên địa bàn.
Thời gian tới, để chủ động và nâng cao hơn chất lượng cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tăng cường định hướng thông tin trong Hội nghị thông tin báo chí do Thành ủy tổ chức hằng tuần, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm Luật Báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn về công tác này.
Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị chủ động thông tin cho báo chí về các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội... diễn ra trên địa bàn; kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí ngay khi có vụ việc nóng xảy ra.Đồng thời phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, cung cấp thông tin cho báo chí về các hoạt động diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là dự báo các vụ việc nóng, nhạy cảm có thể phát sinh ở địa phương, đơn vị để định hướng báo chí, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong xã hội. Thực hiện nghiêm việc thông tin, trả lời báo chí theo quy định của Luật Báo chí, có văn bản báo cáo gửi về Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Các đơn vị gửi báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về việc cung cấp thông tin, trả lời báo chí đến Ban Tuyên giáo Thành ủy trước ngày 15/12/2018.
Trước Chỉ thị trên, câu hỏi đặt ra liệu chính quyền quận Tây Hồ và phường Nhật Tân có làm theo các quy định của pháp luật hay tiếp tục ''im lặng'' với Báo Tài nguyên và Môi trường khi PV đang tìm hiểu, làm rõ những dấu hiệu tiêu cực tại các dự án mở rộng Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án trường mầm non Nhật Tân 2.
Có dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng
Liên quan đến các dự án trên, Văn phòng luật sư Trung Hòa thuộc Đoàn luật sư TP. Hà Nội đã từng có Văn bản số 037/2017/CV-LTH gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết, cả 02 dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội và dự án Trường mầm non Nhật Tân 2 đều vi phạm nghiêm trọng Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, ngày 27/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1259/QĐ- TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và quy định việc quản lý theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Theo đó thì vị trí khu đất mà các hộ dân sinh sống đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là đất làng xóm đô thị hóa.
Hiện tại các hộ dân đã sinh sống ăn ở thường xuyên liên tục chiếm khoảng 80% diện tích toàn bộ khu đất. Hầu hết là nhà ở kiên cố tạo lập và sử dụng cố định từ những năm 1987 – 1988, đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính Phủ là đất làng xóm đô thị.Theo Văn phòng luật sư Trung Hòa, việc UBND quận Tây Hồ, UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án dự án trường mầm non Nhật Tân 2 và dự án Nhà khách UBND TP là đã tự ý thay đổi quy hoạch của Thủ tướng Chính Phủ. Theo quy định trên thì việc thay đổi quy hoạch đất ở làng xóm đô thị hóa thì phải trình lên Thủ tướng Chính Phủ, tuy nhiên 02 dự án trên đã không được trình lên Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận thay đổi quy hoạch.
Về dự án trường mầm non Nhật Tân 2, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể, tại danh mục các dự án quy hoạch giai đoạn 2011- 2015 quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 5606/QĐ – UBND ngày 01/12/2011 của UBND TP. Hà Nội, theo đó các dự án quy hoạch xây dựng được xác định thẩm quyền phê duyệt là UBND TP. Hà Nội, việc thực hiện được giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, UBND quận Tây Hồ không có thẩm quyền phê duyệt dự án, cũng không được UBND TP. Hà Nội giao cho nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch cũng như xây dựng trường mầm non Nhật Tân 2. Đây là hành vi tự ý phê duyệt dự án trái thẩm quyền, trái quy định pháp luật.Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 13/04/0216 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Tây Hồ trái với Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND TP. Hà Nội.
Theo phân tích của Văn phòng luật sư Trung Hòa, Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 13/04/0216 của UBND TP. Hà Nội có căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của HĐND TP. Hà Nội, nhưng trong danh mục các dự án thu hồi đất của quận Tây Hồ kèm theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND không có dự án xây dựng mới nhà khách UBND TP. Hà Nội. Vì vậy, việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án này tại danh mục những dự án đăng ký mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016, kèm theo Quyết định số 17/QĐ-UBND là trái quy định pháp luật.
Hơn nữa, tại danh mục “những dự án đăng kí mới thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016” ban hành kèm theo Quyết định số 1718/QĐ-UBND, thì số thứ tự 11 thể hiện có dự án “Đầu tư xây dựng mới nhà khách UBND thành phố” với căn cứ pháp lý là Thông báo số 88/TB-VP ngày 27/3/2015 của UBND TP. Hà Nội cho thấy khu đất của 37 hộ dân không có trong quy hoạch tại Quyết định số 4177/QĐ- UBND ngày 08/08/2014 của UBND TP. Hà Nội.
Tại văn bản gửi người đứng đầu Chính phủ, Văn phòng luật sư Trung Hòa cũng cho rằng, việc thực hiện dự án Nhà khách UBND TP là lãng phí và không cần thiết.
Theo đó, ngày 30/12/2002, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-UBND tạm giao 17.340 m2 cho nhà đầu tư để lập dự án xây Nhà khách UBND TP. Hà Nội tại Lạc Long Quân. Tại thời điểm này, Nhà khách UBND thành phố được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 91/2001/QĐ-UB ngày 16/10/2001 của UBND TP. Hà Nội, trong đó có 03 địa điểm: Phố Phan Đình Phùng, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Đình Chiểu. Tại 03 điểm này, Nhà khách UBND TP mới chỉ khai thác 30-40% công năng, thâm chí không sử dụng đúng mục đích, khai thác kém hiểu quả, phải cho cả tư nhân thuê lại.
''Như vậy, việc xây thêm nhà khách tại 584 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ là lãng phí, không cần thiết chứ chưa nói đến việc mở rộng thêm lấy đất của 37 hộ dân'', Văn phòng luật sư Trung Hòa nhận định.
Mặt khác, ngày 29/06/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 317/QĐ-TTg về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ các Bộ, nghành, đoàn thể và UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương sang kinh doanh khách sạn, du lịch. Do đó, việc UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án xây dựng Nhà khách 584 Lạc Long Quân, ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân là trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
Do dự án không khả thi, nên thời gian qua dự án Nhà khách UBND TP đã bị đình lại với hiện trạng sân tenis, vài dãy nhà cấp 4, các khu văn phòng cho thuê, bãi trông giữ rửa xe, thậm chí từng xảy ra việc chia lô, xây tường lấn chiếm đất nhưng người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Từ những nội dung trên, Văn phòng luật sư Trung Hòa kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ rà soát lại và làm rõ các sai phạm trong kế hoạch thu hồi đất thực hiện dự án trường mầm non Nhật Tân 2 và dự án Nhà khách UBND TP. Hà Nội. Đồng thời chỉ đạo ngăn chặn khẩn cấp HĐND-UBND TP. Hà Nội không thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với diện tích đất ở của 104 hộ dân tại tổ 9 cụm 2 và tổ 19 cụm 3 phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, để ổn định cuộc sống người dân.
Thiết nghĩ, chính quyền quận Tây Hồ không thể mãi im lặng, cần phải lên tiếng để người dân, công luận hiểu rõ sự việc. Các cơ quan chức năng TP. Hà Nội cũng cần sớm vào cuộc thanh tra, làm rõ, giải quyết dứt điểm sự việc!.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.