(TN&MT) - Sau 4 năm có hiệu lực, Nghị định 203/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã cho thấy một số bất cập và không sát với thực tế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định là cần thiết.Vừa qua, Bộ TN&MT đã họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 203/NĐ-CP. Tại cuộc họp, ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, sau khi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ có hiệu lực, công tác tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Sau hơn 4 năm thực hiện, đã thu về cho ngân sách nhà nước hơn 15.000 tỷ đồng từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy vẫn còn một số bất cập như; nhiều dự án khi xem xét cấp phép khai thác thiếu những thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản nên việc xác định trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác gặp khó khăn; một số mỏ do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đưa mỏ vào khai thác nên khó khăn trong việc thực hiện nộp tiền; chưa có quy định về việc hoàn trả tiền cấp quyền trong trường hợp hết thời hạn khai thác nhưng trữ lượng khoáng sản của mỏ vẫn còn hoặc tổng trữ lượng đã khai thác nhỏ hơn trữ lượng được cấp;…Để giải quyết những vướng mắc trên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 203/2013/NĐ-CP là cần thiết. Dự thảo lần 1 của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ghi trong các Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp từ trước đến nay (trữ lượng địa chất, trữ lượng khai thác, trữ lượng mỏ, trữ lượng được phép huy động vào khai thác…) nhằm tránh có cách hiểu khác nhau; sửa đổi mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với bước dao động là 0,5% để phù hợp với đặc thù từng chủng loại, nhóm khoáng sản; quy định về trình tự, thủ tục khi tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép khai thác xin cấp mới hoặc xin gia hạn; quy định chi tiết về phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nộp một lần; nộp nhiều lần; điều chỉnh, hoàn trả, truy thu khi tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị trả lại mỏ, trả lại một phần diện tích khai thác…).
Cũng tại cuộc họp ban soạn thảo,Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một chính sách đã được đưa vào Luật Khoáng sản 2010 nhằm đảm bảo chủ trương kinh tế hóa ngành địa chất và khoáng sản, hạn chế cơ chế xin – cho; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản. Tuy nhiên, tại các diễn đàn doanh nghiệp, các doanh nghiệp có kiến nghị các nghĩa vụ tài chính trong đó có việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư sâu vào lĩnh vực khoáng sản.
Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng, việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cần được duy trì theo Luật Khoáng sản 2010 nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo đóng góp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy vẫn còn một số bất cập như; nhiều dự án khi xem xét cấp phép khai thác thiếu những thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản nên việc xác định trữ lượng để tính tiền cấp quyền khai thác gặp khó khăn; một số mỏ do vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đưa mỏ vào khai thác nên khó khăn trong việc thực hiện nộp tiền; chưa có quy định về việc hoàn trả tiền cấp quyền trong trường hợp hết thời hạn khai thác nhưng trữ lượng khoáng sản của mỏ vẫn còn hoặc tổng trữ lượng đã khai thác nhỏ hơn trữ lượng được cấp;…Để giải quyết những vướng mắc trên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 203/2013/NĐ-CP là cần thiết. Dự thảo lần 1 của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ghi trong các Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp từ trước đến nay (trữ lượng địa chất, trữ lượng khai thác, trữ lượng mỏ, trữ lượng được phép huy động vào khai thác…) nhằm tránh có cách hiểu khác nhau; sửa đổi mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với bước dao động là 0,5% để phù hợp với đặc thù từng chủng loại, nhóm khoáng sản; quy định về trình tự, thủ tục khi tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép khai thác xin cấp mới hoặc xin gia hạn; quy định chi tiết về phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nộp một lần; nộp nhiều lần; điều chỉnh, hoàn trả, truy thu khi tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị trả lại mỏ, trả lại một phần diện tích khai thác…).
Cũng tại cuộc họp ban soạn thảo,Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một chính sách đã được đưa vào Luật Khoáng sản 2010 nhằm đảm bảo chủ trương kinh tế hóa ngành địa chất và khoáng sản, hạn chế cơ chế xin – cho; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản. Tuy nhiên, tại các diễn đàn doanh nghiệp, các doanh nghiệp có kiến nghị các nghĩa vụ tài chính trong đó có việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư sâu vào lĩnh vực khoáng sản.
Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng, việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cần được duy trì theo Luật Khoáng sản 2010 nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo đóng góp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.