Theo đó, UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì tuyên truyền, phổ biến về vai trò, giá trị của di sản thiên nhiên, các quy định về quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Giao Sở NN&PTNT chủ trì, tham mưu với UBND tỉnh thực hiện điều tra, đánh giá các di sản thiên nhiên được xác lập theo quy định về lâm nghiệp, thủy sản; Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tham mưu thực hiện điều tra, đánh giá các di sản thiên nhiên được xác lập theo quy định về di sản văn hóa.
Xây dựng Quy chế, kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Trong đó, với các di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 có hiệu lực thi hành, thực hiện lồng ghép, cập nhật các nội dung theo quy định vào quy chế, kế hoạch, phương án về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, di sản văn hóa. Với di sản thiên nhiên chưa có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý, cần khẩn trương xây dựng.
Cùng với đó, giao Sở TN&MT chủ trì rà soát, xây dựng phương án điều tra, đánh giá các vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương, các danh lam thắng cảnh chưa được công nhận. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT chủ trì tham mưu triển khai thực hiện các dự án xác lập di sản thiên nhiên đối với di sản thiên nhiên cấp tỉnh; thực hiện trong 2 năm 2024-2025. Chủ trì tham mưu xây dựng dự án xác lập di sản thiên nhiên cấp Quốc gia trên địa bàn quản lý và gửi Bộ TN&MT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận; phối hợp với Bộ TN&MT trong thẩm định di sản thiên nhiên cấp Quốc gia có một phần ranh giới nằm trên địa bàn tỉnh; thực hiện trong 2 năm 2024-2025…