Ngành TN&MT

Sở TN&MT Điện Biên: Triển khai nhiệm vụ năm 2024

Trần Hương 12/01/2024 - 21:57

(TN&MT) - Chiều 12/01/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Theo báo cáo, năm 2023 ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Điện Biên đã đạt được một số thành tựu về thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính và các lĩnh vực quản lý về đất đai, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, viễn thám.

Trong năm 2023, thu ngân sách từ đất đai 423.223 triệu đồng; nguồn thu từ khoáng sản hơn 9 tỷ đồng; nguồn thu từ tài nguyên nước 12.932 triệu đồng; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản 840 triệu đồng; thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 446.959.405 triệu đồng.

z5065025182824_9d554c218d8be7d7fcc553fe27b8efb6.jpg
Ông Vũ Ngọc Vương, Giám đốc Sở TN&MT Điện Biên phát biểu tại Hội nghị

Công tác BVMT được duy trì ổn định, không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 96% (tăng 5% so với năm 2022); mô hình xử lý chất thải y tế theo cụm, xử lý chất thải nông thôn theo nhóm hộ gia đình được duy trì; 96% thủ tục hành chính (TTHC) được trả kết quả đúng hạn; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp lần đầu giảm từ 30 ngày xuống còn 22 ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Ngọc Vương, Giám đốc Sở TN&MT nhận định: Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm 2023, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong năm tới như: Việc đầu tư nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa được đầu tư đúng mức. Mạng lưới quan trắc, công nghệ dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án đầu tư còn chậm.

Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến như: đất đai của các dự án còn chậm đưa vào sử dụng; để hoang hóa, đất của các nông lâm trường; khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước hiệu quả sử dụng còn thấp nhất là trong nông nghiệp... Cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã đa phần là kiêm nhiệm nên gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

a2-1-.jpg
Đại diện Phòng TN&MT thành phố phát biểu thảo luận tại hội nghị

Tại đây, Hội nghị đã bàn giải pháp, xác định nhiệm vụ năm 2024, gồm 05 nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện việc lập và trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 – 2025 tỉnh Điện Biên. 100% TTHC được công khai đầy đủ, kịp thời theo quy định. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Cải thiện chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 2 - 3%.

Tiếp tục thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính về đất đai, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh. Cải thiện các chỉ số thành phần môi trường, phấn đấu 96% chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị được thu gom, duy trì 94% CTRSH đô thị được xử lý, 23% CTRSH nông thôn được thu gom, xử lý; đến hết năm 2023, phấn đấu 62.6% xã đạt tiêu chí 17 môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành nhiệm vụ kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2025.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, những vấn đề tồn tại quản lý sử dụng đất đai và các phương án nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, khắc phục tình trạng lãnh phí nguồn lực đất đai, tài nguyên và khoáng sản.

a3.jpg
Lãnh đạo Sở TN&MT tặng giấy khen cho tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023

Nhân dịp này, Sở TN&MT Điện Biên tặng Giấy khen cho 06 tập thể, 08 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và 02 cá nhân được nhận Kỷ niệm Chương vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên (đợt II năm 2023).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sở TN&MT Điện Biên: Triển khai nhiệm vụ năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO