Xã hội

Sở TN&MT Điện Biên: Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý

Hoàng Châu 07/08/2024 - 14:50

(TN&MT) - Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Điện Biên đã chủ động, linh hoạt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các vấn đề liên quan đến lĩnh vực TN&MT

Những năm qua, Sở luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Năm qua, Sở thực hiện phương án đơn giản hóa 06 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc các lĩnh vực môi trường, lĩnh vực địa chất và khoáng sản, lĩnh vực tài nguyên nước, lĩnh vực đất đai, qua đó đề nghị thực hiện cắt giảm từ 4% - 30% thời gian thực hiện TTHC

Triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) một phần cho 72 thủ tục TTHC, DVCTT toàn phần cho 13 thủ tục; đăng ký thanh toán trực tuyến cho 100% TTHC có phát sinh phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên. Số lượng văn bản điện tử được ký số gửi đáp ứng trên 98%.

dien-bien-cach-hanh-chinh.jpg
Cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở TN&MT tiếp nhận hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện hồ sơ TTHC trực tuyến.

Bà Trần Thị Thanh Phượng, Phó Giám đốc Sở TN&MT, cho biết: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngành TN&MT, Sở đã thực hiện việc nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin, đáp ứng việc cài đặt, sử dụng các phần mềm ứng dụng, đảm bảo việc gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan trong và ngoài tỉnh được ổn định, thông suốt. Máy tính được kết nối mạng Internet băng thông rộng đảm bảo xử lý công việc, 100% công chức viên chức được trang bị máy tính, hệ thống mạng cục bộ (LAN) tại Sở luôn duy trì ổn định.

Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được trang bị máy tính, máy scan để người dân, tổ chức, doanh nghiệp đến làm việc được sử dụng trong quá trình lập tài khoản, nộp hồ sơ, thanh toán trực tuyến, tra cứu thông tin, tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính đã nộp trên cổng dịch vụ…

Đến nay, 95% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, 100% các văn bản, tài liệu giữa các cơ qua Nhà nước được trao đổi dưới dạng văn bản điện tử. Hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ tra cứu, giải quyết công việc được giao và giải quyết thủ tục hành chính, giảm thời gian xác minh, thẩm định, thẩm tra.

a2.jpg
Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý công việc trên mạng nội bộ.

Cùng với đó, 80% các hệ thống thông tin có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẽ dữ liệu. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp bằng việc công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, định hướng, báo cáo kinh tế xã hội… Chia sẻ kết nối dữ liệu định danh điện tử, dữ liệu dân cư, căn cước để xác thực thông tin trong quá trình thẩm định hồ sơ, giải quyết TTHC, giảm thiểu thông tin, dữu liệu mà người dân, doanh nghiệp phải cung cấp trong quá trình sử dụng dịch vụ công.

Thời gian tới, Sở TN&MT tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia khi thực hiện giải quyết TTHC.

Đồng thời, thực hiện tốt việc trao đổi, liên thông các văn bản điện tử ngành TN&MT với các cấp, ngành, cơ quan dơn vị, địa phương trên môi trường mạng. Thường xuyên giám sát, đảm bảo an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin của phòng, đơn vị thuộc Sở đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.- Bà Phượng, cho biết thêm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sở TN&MT Điện Biên: Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả quản lý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO