Báo cáo này được hoàn thành nhờ nỗ lực của các thành viên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, nhóm cố vấn là các thành viên và chi nhánh bao gồm 14 phòng thương mại trong và ngoài nước. Báo cáo này dựa trên Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam (MVEP 1.0), phiên bản năm 2016 của Nhóm Công tác Điện và Năng lượng. Vào tháng 11 năm 2018, VBF đã ký hợp đồng với Peter duPont, đối tác quản lý của Đối tác Năng lượng sạch Châu Á và Đồng Chủ tịch của Diễn đàn Năng lượng Sạch Châu Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á, để phác thảo phiên bản cập nhật đầu tiên của MVEP 1.0. Dự thảo báo cáo này đã được hoàn thành vào đầu năm 2019.
Tuy nhiên, trong bối cảnh năng lượng thay đổi nhanh chóng của Việt Nam, Ban điều hành của Nhóm Công tác Điện và Năng lượng nhận ra rằng dự thảo ban đầu này sẽ cần phải cập nhật và sửa đổi cũng như thông tin về các chính sách của Chính phủ và nghiên cứu được tài trợ bởi các nhà tài trợ nước ngoài đang có sẵn.
Các chuyên gia dự báo, năng lượng mặt trời sẽ phát triển trong tương lai |
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, phiên bản mới này được cho là bài toán về việc sử dụng tập trung các nguồn lực trong nước của Việt Nam để kích thích đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch, an toàn và chi phí hợp lý.
Theo phiên bản 2.0, VBF đưa ra các khuyến nghị cơ bản như: Khuyến khích các chuyên gia năng lượng trong khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ xây dựng Quy hoạch Điện VIII, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, khí, pin lưu trữ và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Yêu cầu thực hiện các quy định pháp luật và các ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư tư nhân phát triển các dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn và nhỏ. Chẳng hạn như điện mặt trời trên mái nhà, pin lưu trữ, trang trại điện mặt trời, điện mặt trời nổi, điện gió ngoài khơi, trên bờ, điện sinh khối.
Đơn giản hóa quy trình phê duyệt dự án trong khi vẫn duy trì các hệ thống điện an toàn.
Chuẩn hóa Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và Hợp đồng mua bán điện (PPA) thành hợp đồng có khả năng được chấp nhận cấp vốn quốc tế, được sử dụng toàn cầu, cũng như tại các nước ASEAN.
Đề xuất việc công bố lộ trình giá bán lẻ điện đến năm 2025, trong đó cần phản ánh sự dịch chuyển theo hướng định giá theo thị trường, điều chỉnh số giờ áp giá điện đỉnh và cân nhắc áp dụng biểu giá bán lẻ khác nhau cho các khu vực khác nhau và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Đánh giá nhu cầu cấp thiết về phát triển hệ thống lưới truyền tải và cách thức phát triển hạ tầng lưới điện có chi phí thấp nhất nhằm hỗ trợ cho lượng điện năng lượng tái tạo và nguồn điện truyền tải gia tăng.
Đánh giá nguyên nhân, giải pháp cho cường độ sử dụng năng lượng rất cao và ngày càng tăng so với các nước láng giềng khu vực có GDP bình quân đầu người tương đương/cao hơn và chuẩn bị chiến dịch tuyên truyền cộng đồng về tránh lãng phí năng lượng ở cấp độ dân cư, văn phòng, nhà máy sản xuất.
Ông John Rockhold, Trưởng Nhóm Công tác Điện và Năng lượng thuộc VBF cho biết, qua thực tiễn, khối tư nhân đã triển khai được nhiều việc để phát triển các dự án năng lượng trong một thời gian ngắn. Sau khi biểu giá bán điện FiT được ban hành vào tháng 9/2016, khối tư nhân đã lắp đặt được xấp xỉ 5.2 GW năng lượng mặt trời và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi chuyển sang sử dụng khí như một phụ tải nền để hỗ trợ hàng chục các dự án năng lượng tái tạo được đề xuất.