Rác thải chất dẻo: Mối hiểm họa cho đại dương

01/07/2014 00:00

(TN&MT) - Không thể phủ nhận những tiện ích từ những vật dụng được chế tạo từ nhựa và chất dẻo mang lại cho cuộc sống con người.

(TN&MT) - Không thể phủ nhận những tiện ích từ những vật dụng được chế tạo từ nhựa và chất dẻo mang lại cho cuộc sống con người. Nhưng sự tấn công của loại chất thải này đến đại dương là một mối họa lớn cho đời sống sinh vật biển, nghề cá và du lịch.
   
Bc t.... đi dương
   
  Tại hội thảo môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) được tổ chức tại Kenya vừa qua, Liên hợp quốc đã đưa ra lời cảnh báo về loại rác thải gọi chung là rác thải chất dẻo (rác thải nhựa) như chai lọ, túi nilon, hộp đựng đồ ăn vứt bừa bãi ngày càng nhiều xuống biển hay các dòng sông rồi cuốn ra biển đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống sinh vật biển,  tới hệ sinh thái các đại dương, gây tổn thất cho nền kinh tế thế giới ít nhất 13 tỷ USD mỗi năm.
   
Những bãi biển tràn ngập rác thải từ túi nilon đang là mối hiểm họa cho đại dương.
    
   
  Theo tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), mỗi năm có hơn 6,4 triệu tấn rác thải bị tống xuống biển, trong đó từ 60 đến 80% là chất dẻo, và 70% số rác này bị chìm xuống đáy biển. Tổ chức này cho biết, con người đang "bóp nghẹt" biển cả với các loại rác thải bằng chất dẻo, rác thải vẫn liên tục bị đổ ra biển và đang biến những đại dương xanh thẳm thành vùng biển chết khi hàng triệu sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
   
  Theo số liệu của chương trình Môi trường LHQ, trên mỗi km vuông đáy biển có tới 13.000 mảnh túi nhựa. Khoảng 80% rác thải dưới đáy biển có nguồn gốc từ đất liền. Báo cáo cho biết, các túi đựng thức ăn, đồ uống, bao thuốc lá, đồ hộp, lưới đánh cá là những loại rác phổ biến nhất dưới đáy biển, gây nguy hại cho sinh vật biển khi nuốt phải. Hiện tổ chức này đã có nhiều báo cáo về việc sinh vật biển nuốt vào bụng các chất dẻo độc hại thường tồn tại dưới dạng các mảnh vỡ nhỏ có đường kính chưa tới 5mm. Các mảnh vỡ này theo các dòng hải lưu có thể di chuyển trên khắp đại dương, trở thành mồi cho các loài chim biển, cá, giun và động vật phù du, sau đó chuyển hóa thành hóa chất độc hại trong thức ăn của con người.
   
  Ngoài ra, rác thải nhựa còn là nơi ký sinh của các sinh vật lạ. Khoảng 267 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi các loại rác này, trong đó một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chỉ qua khảo sát tại vùng biển Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha, người ta nhận thấy 75% số cá thể rùa biển được nghiên cứu nuốt phải rác chất dẻo, có thể làm tắc đường tiêu hóa của chúng và làm chúng chết. Những đồ phế thải bằng chất dẻo không bị phân hủy về mặt sinh học và không biến mất được là nguyên nhân gây nên cái chết của hơn một triệu con chim biển trong một năm và hơn 100 nghìn cá thể động vật có vú ở biển. Rác thải chính do con người thải bỏ đang là nguyên nhân chính gây nên những cái chết của những loài sinh vật biển. Tổ chức Hòa bình xanh cảnh bảo, chỉ khoảng 1 thập kỷ nữa, nhiều sinh vật của đại dương sẽ không còn hiện hữu vì rác thải.
   
  Còn tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường biển đang làm suy thoái các hệ sinh thái, dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Theo kết quả khảo sát, trữ lượng cá đáy biển Việt Nam năm 1984 khoảng hơn 1.840.619 tấn, đến năm 1994, chỉ còn 1.029.040 tấn. Như vậy, trong khoảng 10 năm, trữ lượng cá biển giảm 46%, dẫn đến năng suất đánh bắt giảm liên tục, giảm mạnh nhất ở khu vực Vũng Tàu – Côn Đảo. Cùng với đó, nhiều loại sinh vật biển đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.
   
Loi b vt dng s dng cht do đ đi dương xanh
   
  Đứng trước những hiểm họa đang xâm hại nghiêm trọng tới đời sống sinh vật biển LHQ đã nỗ lực kêu gọi cộng đồng các nước nâng cao nhận thức của xã hội về những nguy hại của việc thải rác ra biển, đồng thời yêu cầu các nước tích cực thu gom rác chất dẻo thông qua hệ thống tín dụng bắt buộc, theo đó, người xả rác thải chất dẻo phải trả phí cao. Điển hình là các nước châu Âu như Đức, Hà Lan và Bắc Âu đã áp dụng thành công hệ thống này và kết quả có tới 95% rác thải chất dẻo đã được thu gom và được quay vòng.
   
  Theo người đứng đầu Tổ chức AMRF (một tổ chức tập hợp các nhà sinh thái học trên thế giới), trước hết loài người cần phải từ bỏ việc sản xuất các sản phẩm có hại như vậy. Một số nước như Úc, Bangladesh, Iceland, Italia và Đài Loan đã cấm sử dụng các túi polietilen hoặc áp dụng những biện pháp nhằm phát triển các công nghệ mới trong việc sản xuất những chất dẻo sạch về mặt sinh thái và được phân hủy về mặt sinh học. Chẳng hạn người ta đã biết tới công nghệ sản xuất loại politetilen sinh học trên cơ sở của axit polilactic hoặc từ nguyên liệu ngô biến tính. Những chất dẻo sinh học như vậy do tác động lên men của các vi sinh vật nên có khả năng phân hóa thành chất hỗn hợp gồm nước, cacbon dyoxit và sinh vật lượng.
   
  Theo dự đoán của các nhà khoa học, trong vòng 3 năm tới, việc sử dụng các chất dẻo có khả năng phân hủy sẽ tăng gấp 14 lần trong một năm và đó sẽ là xu hướng chung của toàn thế giới. Riêng tổ chức AMRF trong mấy năm liền đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo “Tại sao tôi không sử dụng chất dẻo?” và kết quả là hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới đã khước từ việc mua những bao bì trong suốt. Đối với việc xử lý hàng trăm triệu tấn rác thải hiện nay đang trôi nổi trên biển, tổ chức này đã tuyển mộ các tình nguyện viên từ các trường đại học của Hoa Kỳ.
   
  AMRF cũng đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ tất cả các nước cùng chung sức hành động, nếu không thì sẽ quá muộn. Và một thảm họa sinh thái sẽ không buông tha bất cứ một quốc gia nào tồn tại trong vùng biển Thái Bình Dương.
   
Thy Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rác thải chất dẻo: Mối hiểm họa cho đại dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO