Quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh

24/04/2018 09:12

(TN&MT) - “Quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) phát triển mạnh bởi BR-VT được xác định là cực tăng trưởng quan trọng của vùng, là...

 

(TN&MT) - “Quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) phát triển mạnh bởi BR-VT được xác định là cực tăng trưởng quan trọng của vùng, là trung cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng”, đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam về đề án “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.  Đây chính là động lực giúp BR-VT phát triển mạnh về giao thông, cảng biển, du lịch… trong tương lai.
 

quy hoach vung


BR-VT LÀ CỰC TĂNG TRƯỞNG QUAN TRỌNG CỦA VÙNG

Phạm vi vùng TP. Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh lân cận (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang và BR-VT). Trong đó, BR-VT thuộc tiểu vùng phía Đông gồm BR-VT và phần còn lại phía Đông của tỉnh Đồng Nai (thị xã Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, một phần huyện Vĩnh Cửu). Tiểu vùng phía Đông có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng và quốc gia thông qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải.

Theo quy hoạch, tiểu vùng phía Đông có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng và quốc gia thông qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Nhiệm vụ quan trọng của tiểu vùng này là tập trung phát triên công nghiệp (khai thác dầu khí, cảng, công nghiệp phụ trợ và đa ngành), nông nghiêp (công nghệ cao, chuyên canh, khai thác và đánh băt nuôi trông thủy sản); Tăng cường các chức năng dịch vụ trung chuyển hàng hóa, kho vận, tiêp vận cấp quốc gia và quốc tế gắn với đầu mối hạ tầng giao thông cảng biển, sân bay quốc tế; phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch cảnh quan sinh thái rừng.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam cho biết, quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ giúp các tỉnh căn cứ vào đó để thực hiện các quy hoạch của địa phương mình. Theo đó, quy hoạch này lấy TP. Hồ Chí Minh làm hạt nhân; 7 tỉnh lân cận là những vệ tinh tạo thành một mối liên kết chặt chẽ, tránh tình trạng mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển. “Trong đó, tỉnh BR-VT là cửa ngõ cảng biển và là cực rất quan trọng kết nối TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nằm trong vùng qua hệ thống cảng, hàng không cũng như đường bộ”, ông Hải nhấn mạnh.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh BR-VT được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh hồi tháng 8-2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, BR-VT là tỉnh có vị trí trụ cột, là động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của toàn vùng TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển của BR-VT không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đây, mà còn thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng của các địa phương khác trong vùng. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu BR-VT phát triển nhanh, nhưng phải bền vững để trở thành một tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch.
 

quy hoach vung 1


QUY HOẠCH VÙNG SẼ GIÚP BR-VT PHÁT TRIỂN MẠNH

Theo “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, giai đoạn từ nay đến năm 2030, các tuyến giao thông mới gồm: cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nối TP.Biên Hòa với TP.Vũng Tàu và cũng là tuyến Xuyên Á trong tương lai; xây dựng đường vành đai 4; trước năm 2020 đoạn Bến Lức – Long An đến cuối trục Bắc – Nam TP.Hồ Chí Minh và đoạn Phú Mỹ (BR-VT) đến Trảng Bom – Đồng Nai cũng sẽ hoàn thành.

Để phát huy vai trò là cực quan trọng trong vùng TP. Hồ Chí Minh, tỉnh BR-VT cũng đã ưu tiên triển khai các giải pháp về giao thông kết nối. Theo đó, từ năm 2018, hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông kết nối mang tính chiến lược đã được tỉnh BR-VT chấp thuận chủ trương triển khai trong kế hoạch trung hạn. Ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh BR-VT cho biết, dự án đường liên cảng Cái Mép được thực hiện từ nguồn vốn của Trung ương, hiện nay dự án đã hoàn thành hơn 90%. Trong quý II năm 2018, tỉnh BR-VT sẽ khởi công tuyến đường 991B, tuyến vận tải chính cho KCN Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2 và hệ thống cảng nước sâu Cái Mép- Thị Vải, nối  Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép. Dự kiến, tuyến đường chiến lược này sau khi hoàn thành sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa về khu vực Cái Mép – Thị Vải, góp phần quan trọng vào việc phát triển các trung tâm logistic, thúc đẩy sự phát triển của vùng TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ để vươn ra thế giới thì BR-VT nói riêng và vùng TP. Hồ Chí Minh nói chung phải sớm mở ra 3 “cánh cửa sổ” gồm hàng không, cảng biển và đường bộ. Do đó, vùng TP. Hồ Chí Minh cần bắt tay thực hiện nhanh chóng dự án sân bay Long Thành để tạo điểm sáng cho vùng.

Ông Võ Văn Dũng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh BR-VT, quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ mở ra cho BR-VT nhiều cơ hội để phát triển. Bên cạnh phát triển về cảng biển - logistic, BR-VT còn có nhiều cơ hội để tăng trưởng bền vưỡng với các ngành nghề khác như: công nghiệp; nông nghiệp; thương mại và du lịch…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO