Các loài ngoại lai, như cây bạch đàn, phần lớn có nguồn gốc từ Úc cần nước hơn thực vật bản địa và hút nhiều nước ngầm hơn qua rễ của chúng. Các nghiên cứu sơ bộ ước tính các cây ngoại lai tiêu tốn 1,8 tỷ lít nước mỗi năm trên một tầng nước ngầm ở phía Bắc Cape Town.
“Để đảm bảo nguồn cung cấp nước dài hạn, chúng tôi cần phải theo đuổi hàng loạt chiến lược hiệu quả về chi phí. Một trong số đó là xóa bỏ thảm thực vật trong các lưu vực của chúng tôi để giảm dòng chảy vào các con đập” - Phó Thị trưởng Cape Town, ông Ian Neilson cho biết.
Khoản tiền 53 triệu rand (tương đương 3,7 triệu USD) sẽ được dành cho Quỹ Nước Greater Cape Town mới vốn được thành lập bởi tổ chức bảo tồn quốc tế Nature Conservancy.
Theo tổ chức này, kế hoạch của thành phố về khử muối, tái chế nước thải và khai thác nguồn cung cấp nước ngầm sẽ tiêu tốn chi phí cung cấp cho mỗi lít nước trung bình gấp 10 lần hơn là xóa bỏ bạch đàn, cây thông và cây keo mọc tràn lan.
“372 triệu rand có thể tài trợ cho một chương trình kéo dài 30 năm để xóa bỏ những cây mọc tràn lan và ngăn chúng mọc lại ở 7 tiểu lưu vực cung cấp khoảng 3/4 nhu cầu nước của Cape Town” - tổ chức Nature Conservancy cho biết.
“Trong 6 năm đầu tiên, một chương trình xóa bỏ các loài cây mọc tràn lan có thể mang lại 56 tỷ lít nước cho nguồn cung cấp mới” - tổ chức này nhấn mạnh.