(TN&MT) – Gần 100 hộ dân tại khu Rệ Ngòi, xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai đang sống trong cảnh bất an vì hàng nghìn m2 đất do họ tạo lập, xây dựng nhà cửa kiên cố nhiều năm trời nhưng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Đất tạo lập thành đất thuê
Báo TN&MT nhận được đơn kêu cứu của 84 hộ dân dân đang sinh sống tại khu Rệ Ngòi về việc khu đất mà họ tạo lập hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thậm chí đang đứng trước nguy cơ ra đường vì nằm trong diện giải tỏa.
Tại đơn kêu cứu, ông Nguyễn Ngọc Hoàn (SN 1953, xóm 4, thôn 2, xã Thạch Thản) một trong số các hộ dân cho biết, do cuộc sống khó khăn, năm 1985 gia đình ông cùng nhiều hộ dân khác kéo nhau ra khu Rệ Ngòi bồi đắp và gây dựng lều bạt để ở và mưu sinh qua ngày. Sau nhiều năm sinh sống đã xây bồi đắp và xây dựng nhà cửa kiên cố. Tuy nhiên, khi gia đình ông xin cấp sổ đỏ thì chính quyền địa phương cho rằng đất ông đang ở là đất công của UBND xã cho thuê và sẽ bị giải tỏa trong thời gian tới.“Ngày đó, khu Rệ Ngòi mênh mông là nước, chúng tôi phải vét bùn, đắp đất để tạo thành một khoảng đất nhỏ để dựng lều. Sau này kinh tế phát triển, người dân khu Rệ Ngòi cũng làm ăn khấm khá và bắt đầu xây dựng nhà cửa kiên cố, khang trang hơn”, ông Hoàn cho biết.
Ông Hoàn cũng cho biết thêm: “Chúng tôi cứ thế sinh sống và làm ăn năm này qua năm khác, mấy chục năm qua đi chẳng một điều gì xảy ra cho đến khi chúng tôi ý thức về quyền sử dụng đất thì bị chính quyền địa phương gạt bỏ, đẩy các hộ dân tại khu Rệ Ngòi vào cảnh trắng tay”.
Theo nội dung đơn thư, điều khiến ông Hoàn cũng như hơn 80 hộ dân đang sinh sống ở khu Rệ Ngòi bất bình là do chính quyền địa phương đã có những báo cáo không chính xác về nguồn gốc đất tại khu vực Rệ Ngòi khiến UBND huyện Quốc Oai không thể cấp sổ đỏ cho các hộ dân.
“Khi chúng tôi đề nghị UBND huyện Quốc Oai cấp sổ đỏ thì huyện căn cứ vào báo cáo số 47/BC-TNMT, ngày 28/08/2017 của phòng Tài nguyên và Môi trường, báo cáo số 74/BC-UBND ,ngày 09/08/2017 của UBND dân xã Thạch Thán cho rằng diện tích đất do chúng tôi tạo lập, bỏ tiền san lấp là đất công do UBND xã Thạch Thán quản lý.
Căn cứ vào hai báo cáo đó, UBND huyện Quốc Oai khẳng định đất chúng tôi đang sử dụng thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ. Điều này vô cùng bất công và vô lý”, ông Hoàn bức xúc nói.
“Báo cáo số 74/BC-UBND của UBND xã Thạch Thán cho rằng diện tích đất do tôi tạo lập, bỏ tiền của san lấp là đất công do xã Thạch Thán quản lý, thì tôi khẳng định là không chính xác. Bởi lẽ, hiện trạng trước khi chúng tôi tạo lập ra mặt bằng đất để xây dựng nhà bê tông, cốt thép kiên cố là mặt nước, UBND xã Thạch Thán không bỏ một xu chi phí nào để tạo lập, không hỗ trợ gì cho chúng tôi thì lấy đâu ra đất công để quản lý”, ông Hoàn thắc mắc.
Hàng chục hộ dân nguy cơ ra đường
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, ông Đỗ Đức Thản (xóm 3, thôn 2, xã Thạch Thản) cũng cho biết: “Khu Rệ Ngòi trước đây là mặt nước, gia đình tôi phải cải tạo san lấp mất rất nhiều công sức, tiền của, quá trình sử dụng đất liên tục, ổn định từ xưa cho đến nay cũng đã hơn 30 năm. Trong quá trình sử dụng đất, xây dựng nhà cửa kiên cố, bê tông cốt thép cũng được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Thế nhưng khi chúng tôi đòi quyền sử dụng đất thì xã, huyện lại gạt phăng đi…”.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi các hộ dân có đơn đề nghị làm rõ việc tại sao không cấp sổ đỏ, UBND xã Thạch Thản đã ra thông báo cho biết toàn bộ đất khu vực Rệ Ngòi là đất hành lang chạy dọc quốc lộ 419, 421B là đất công do UBND xã quản lý.“Ngày 31/07/2006 UBND xã đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng đất công kinh doanh và áp dụng quy định nộp lệ phí thuê, mượn đất công kinh doanh với giá 2.000 đồng/m2”, UBND xã Thạch Thán cho biết.
Đồng thời, UBND xã Thạch Thán cũng thông báo rằng đất khu Rệ Ngòi mà 84 hộ dân đang sinh sống nằm trong chỉ giới hành lang an toàn giao thông. Hơn nữa, ngày 02/04/2017 UBND huyện Quốc Oai cũng đã lên kế hoạch lập dự án cải tạo, khơi thông hệ thống lòng ngòi qua địa bàn xã Thạch Thán.
Căn cứ vào các cơ sở trên, chính quyền địa phương không công nhận quyền sở hữu đất của 84 hộ dân mà còn đề nghị các hộ phải di chuyển đi nơi khác để thực hiện dự án cải tạo, khơi thông hệ thống lòng ngòi.
Tuy nhiên, các hộ dân lại cho rằng, phản hồi nguồn gốc đất Rệ Ngòi của UBND xã Thạch Thán là không chính xác. Thậm chí, một số hộ dân còn cho rằng UBND xã đã không hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp sổ đỏ khi Nhà nước có chính sách mà lại áp giá thuê và tổ chức thu phí đất công kinh doanh trên chính những thửa đất do người dân tạo lập.
“Chúng tôi không đồng tình với việc UBND xã Thạch Thán cho rằng đất, nhà ở trên đất của tôi là đất công được UBND xã cho thuê, mượn. Trước đây vì hiểu biết hạn hẹp, cũng chỉ nghĩ để có chỗ ở để ổn định làm ăn nên chính quyền xã yêu cầu ký tá gì tôi cũng làm theo mà không hiểu biết.Nếu gia đình tôi không bỏ công sức, tiền của để san lấp mặt nước thành đất ở thì không thể có diện tích đất thực tế như hiện nay. Vậy nhưng UBND xã Thạch Thán mà cụ thể là những cán bộ các khóa trước không làm đúng, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, không tuyên truyền phổ biến để dân biết về pháp luật đất đai để được cấp sổ đỏ. Mà từng bước, từng giai đoạn hướng người dân để cho rằng đây là đất công, đất thuê, mượn”, ông Thản nói.
Ông Thản cũng cho biết, gia đình ông đã san lấp cải tạo, xây dựng nhà ở trên thửa đất gia đình tôi đang ở hiện nay từ năm 1985 nhưng đến 01/01/2006 UBND xã Thạch Thán mới tạo ra Bản cam kết thuê, mượn đất công.
“Vậy từng đấy năm trời tính đến ngày 01/01/2006 thì UBND xã Thạch Thán làm những gì, thu những gì đối với diện tích đất này của gia đình tôi, đến nay tôi không nhớ rõ. UBND huyện Quốc Oai không xem xét thấu đáo nội dung đơn của tôi, không xem xét kỹ tình hình thực tế ban hành văn bản trả lời không thấu tình đạt lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng niềm tin của tôi tới cơ quan thực thi pháp luật”, ông Thản bức xúc.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với PV, Luật sư Lê Anh Đức - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Căn cứ theo quy định có hệ thống, đồng nhất tại Điều 5, Luật Đất đai 1993; Điều 12 Luật Đất đai 2003; Điều 9 Luật Đất đai 2013. Nếu đúng thực tế là đất do các hộ dân tự bỏ tiền, công sức để san lấp, tạo lập mặt bằng thì người dân trong trường hợp này đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ.
Theo Luật sư Đức, việc UBND huyện Quốc Oai cho rằng đây là đất khu Rệ Ngòi công do Ủy ban xã Thạch Thán quản lý là không đúng.
“Không đúng ở đây phải nhìn nhận vấn đề cốt lõi là nguồn gốc đất nếu không có các hộ dân tự bỏ tiền, công sức để san lấp, tạo lập mặt bằng thì đây chỉ là mặt nước, nhưng thực tế 32 năm nay đã là đất được sử dụng vào mục đích làm nhà ở do đó các căn cứ pháp lý được viện dẫn là sai”, Luật sư Đức nhận định.
Cũng theo ý kiến của Luật sư, việc người dân đã ở ổn định từ năm 1985 đến nay, đã san lấp cải tạo, xây dựng nhà ở kiên cố nhưng đến 01/01/2006 nhưng UBND xã Thạch Thán tạo ra Bản cam kết thuê, mượn đất công là không đúng.
“Như các căn cứ pháp lý tôi đã viện dẫn ở trên đất của các hộ dân đủ điều kiện được cấp sổ đỏ thì không phải đi thuê, mượn đất công. Chẳng khác gì các hộ dân đi thuê, mượn tài sản của chính mình”, Luật sư Lê Anh Đức nhận định.
Để rộng đường dư luận, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND xã Thạch Thán nhưng nhiều ngày trôi qua vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan này.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Đất tạo lập thành đất thuê
Báo TN&MT nhận được đơn kêu cứu của 84 hộ dân dân đang sinh sống tại khu Rệ Ngòi về việc khu đất mà họ tạo lập hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), thậm chí đang đứng trước nguy cơ ra đường vì nằm trong diện giải tỏa.
Tại đơn kêu cứu, ông Nguyễn Ngọc Hoàn (SN 1953, xóm 4, thôn 2, xã Thạch Thản) một trong số các hộ dân cho biết, do cuộc sống khó khăn, năm 1985 gia đình ông cùng nhiều hộ dân khác kéo nhau ra khu Rệ Ngòi bồi đắp và gây dựng lều bạt để ở và mưu sinh qua ngày. Sau nhiều năm sinh sống đã xây bồi đắp và xây dựng nhà cửa kiên cố. Tuy nhiên, khi gia đình ông xin cấp sổ đỏ thì chính quyền địa phương cho rằng đất ông đang ở là đất công của UBND xã cho thuê và sẽ bị giải tỏa trong thời gian tới.“Ngày đó, khu Rệ Ngòi mênh mông là nước, chúng tôi phải vét bùn, đắp đất để tạo thành một khoảng đất nhỏ để dựng lều. Sau này kinh tế phát triển, người dân khu Rệ Ngòi cũng làm ăn khấm khá và bắt đầu xây dựng nhà cửa kiên cố, khang trang hơn”, ông Hoàn cho biết.
Ông Hoàn cũng cho biết thêm: “Chúng tôi cứ thế sinh sống và làm ăn năm này qua năm khác, mấy chục năm qua đi chẳng một điều gì xảy ra cho đến khi chúng tôi ý thức về quyền sử dụng đất thì bị chính quyền địa phương gạt bỏ, đẩy các hộ dân tại khu Rệ Ngòi vào cảnh trắng tay”.
Theo nội dung đơn thư, điều khiến ông Hoàn cũng như hơn 80 hộ dân đang sinh sống ở khu Rệ Ngòi bất bình là do chính quyền địa phương đã có những báo cáo không chính xác về nguồn gốc đất tại khu vực Rệ Ngòi khiến UBND huyện Quốc Oai không thể cấp sổ đỏ cho các hộ dân.
“Khi chúng tôi đề nghị UBND huyện Quốc Oai cấp sổ đỏ thì huyện căn cứ vào báo cáo số 47/BC-TNMT, ngày 28/08/2017 của phòng Tài nguyên và Môi trường, báo cáo số 74/BC-UBND ,ngày 09/08/2017 của UBND dân xã Thạch Thán cho rằng diện tích đất do chúng tôi tạo lập, bỏ tiền san lấp là đất công do UBND xã Thạch Thán quản lý.
Căn cứ vào hai báo cáo đó, UBND huyện Quốc Oai khẳng định đất chúng tôi đang sử dụng thuộc trường hợp không được cấp sổ đỏ. Điều này vô cùng bất công và vô lý”, ông Hoàn bức xúc nói.
“Báo cáo số 74/BC-UBND của UBND xã Thạch Thán cho rằng diện tích đất do tôi tạo lập, bỏ tiền của san lấp là đất công do xã Thạch Thán quản lý, thì tôi khẳng định là không chính xác. Bởi lẽ, hiện trạng trước khi chúng tôi tạo lập ra mặt bằng đất để xây dựng nhà bê tông, cốt thép kiên cố là mặt nước, UBND xã Thạch Thán không bỏ một xu chi phí nào để tạo lập, không hỗ trợ gì cho chúng tôi thì lấy đâu ra đất công để quản lý”, ông Hoàn thắc mắc.
Hàng chục hộ dân nguy cơ ra đường
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, ông Đỗ Đức Thản (xóm 3, thôn 2, xã Thạch Thản) cũng cho biết: “Khu Rệ Ngòi trước đây là mặt nước, gia đình tôi phải cải tạo san lấp mất rất nhiều công sức, tiền của, quá trình sử dụng đất liên tục, ổn định từ xưa cho đến nay cũng đã hơn 30 năm. Trong quá trình sử dụng đất, xây dựng nhà cửa kiên cố, bê tông cốt thép cũng được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Thế nhưng khi chúng tôi đòi quyền sử dụng đất thì xã, huyện lại gạt phăng đi…”.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi các hộ dân có đơn đề nghị làm rõ việc tại sao không cấp sổ đỏ, UBND xã Thạch Thản đã ra thông báo cho biết toàn bộ đất khu vực Rệ Ngòi là đất hành lang chạy dọc quốc lộ 419, 421B là đất công do UBND xã quản lý.“Ngày 31/07/2006 UBND xã đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng đất công kinh doanh và áp dụng quy định nộp lệ phí thuê, mượn đất công kinh doanh với giá 2.000 đồng/m2”, UBND xã Thạch Thán cho biết.
Đồng thời, UBND xã Thạch Thán cũng thông báo rằng đất khu Rệ Ngòi mà 84 hộ dân đang sinh sống nằm trong chỉ giới hành lang an toàn giao thông. Hơn nữa, ngày 02/04/2017 UBND huyện Quốc Oai cũng đã lên kế hoạch lập dự án cải tạo, khơi thông hệ thống lòng ngòi qua địa bàn xã Thạch Thán.
Căn cứ vào các cơ sở trên, chính quyền địa phương không công nhận quyền sở hữu đất của 84 hộ dân mà còn đề nghị các hộ phải di chuyển đi nơi khác để thực hiện dự án cải tạo, khơi thông hệ thống lòng ngòi.
Tuy nhiên, các hộ dân lại cho rằng, phản hồi nguồn gốc đất Rệ Ngòi của UBND xã Thạch Thán là không chính xác. Thậm chí, một số hộ dân còn cho rằng UBND xã đã không hướng dẫn người dân làm thủ tục cấp sổ đỏ khi Nhà nước có chính sách mà lại áp giá thuê và tổ chức thu phí đất công kinh doanh trên chính những thửa đất do người dân tạo lập.
“Chúng tôi không đồng tình với việc UBND xã Thạch Thán cho rằng đất, nhà ở trên đất của tôi là đất công được UBND xã cho thuê, mượn. Trước đây vì hiểu biết hạn hẹp, cũng chỉ nghĩ để có chỗ ở để ổn định làm ăn nên chính quyền xã yêu cầu ký tá gì tôi cũng làm theo mà không hiểu biết.Nếu gia đình tôi không bỏ công sức, tiền của để san lấp mặt nước thành đất ở thì không thể có diện tích đất thực tế như hiện nay. Vậy nhưng UBND xã Thạch Thán mà cụ thể là những cán bộ các khóa trước không làm đúng, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân, không tuyên truyền phổ biến để dân biết về pháp luật đất đai để được cấp sổ đỏ. Mà từng bước, từng giai đoạn hướng người dân để cho rằng đây là đất công, đất thuê, mượn”, ông Thản nói.
Ông Thản cũng cho biết, gia đình ông đã san lấp cải tạo, xây dựng nhà ở trên thửa đất gia đình tôi đang ở hiện nay từ năm 1985 nhưng đến 01/01/2006 UBND xã Thạch Thán mới tạo ra Bản cam kết thuê, mượn đất công.
“Vậy từng đấy năm trời tính đến ngày 01/01/2006 thì UBND xã Thạch Thán làm những gì, thu những gì đối với diện tích đất này của gia đình tôi, đến nay tôi không nhớ rõ. UBND huyện Quốc Oai không xem xét thấu đáo nội dung đơn của tôi, không xem xét kỹ tình hình thực tế ban hành văn bản trả lời không thấu tình đạt lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng niềm tin của tôi tới cơ quan thực thi pháp luật”, ông Thản bức xúc.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với PV, Luật sư Lê Anh Đức - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Căn cứ theo quy định có hệ thống, đồng nhất tại Điều 5, Luật Đất đai 1993; Điều 12 Luật Đất đai 2003; Điều 9 Luật Đất đai 2013. Nếu đúng thực tế là đất do các hộ dân tự bỏ tiền, công sức để san lấp, tạo lập mặt bằng thì người dân trong trường hợp này đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ.
Theo Luật sư Đức, việc UBND huyện Quốc Oai cho rằng đây là đất khu Rệ Ngòi công do Ủy ban xã Thạch Thán quản lý là không đúng.
“Không đúng ở đây phải nhìn nhận vấn đề cốt lõi là nguồn gốc đất nếu không có các hộ dân tự bỏ tiền, công sức để san lấp, tạo lập mặt bằng thì đây chỉ là mặt nước, nhưng thực tế 32 năm nay đã là đất được sử dụng vào mục đích làm nhà ở do đó các căn cứ pháp lý được viện dẫn là sai”, Luật sư Đức nhận định.
Cũng theo ý kiến của Luật sư, việc người dân đã ở ổn định từ năm 1985 đến nay, đã san lấp cải tạo, xây dựng nhà ở kiên cố nhưng đến 01/01/2006 nhưng UBND xã Thạch Thán tạo ra Bản cam kết thuê, mượn đất công là không đúng.
“Như các căn cứ pháp lý tôi đã viện dẫn ở trên đất của các hộ dân đủ điều kiện được cấp sổ đỏ thì không phải đi thuê, mượn đất công. Chẳng khác gì các hộ dân đi thuê, mượn tài sản của chính mình”, Luật sư Lê Anh Đức nhận định.
Để rộng đường dư luận, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND xã Thạch Thán nhưng nhiều ngày trôi qua vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan này.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.