Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

06/11/2018 15:24

(TN&MT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, sáng 6/11, dưới sự điều khiển của Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Trước khi bước vào phiên thảo luận, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

0611 Phiên họp sáng
Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên học. Ảnh: quochoi.vn

Báo cáo nêu rõ, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ Năm, tại các phiên họp lần thứ 26, 27 của UBTVQH và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (tháng 9/2018) cũng như góp ý của các Đoàn ĐBQH, đa số ý kiến đều tán thành sự cần thiết, nội dung, phạm vi sửa đổi và cho rằng dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu, có thể trình Quốc hội xem xét thông qua.

Thực tế, mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Luật Giáo dục song Luật Giáo dục đại học chỉ tuân thủ nguyên tắc, nguyên lý cơ bản về giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, hầu hết các nội dung giữa hai dự thảo Luật cơ bản đã thống nhất, không có xung đột, mâu thuẫn. Việc thông qua Luật Giáo dục đại học tại Kỳ họp này là cần thiết để tạo hành lang pháp lý một cách kịp thời cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tự chủ, góp phần vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học một cách thực chất.

Liên quan đến quy định về cơ sở giáo dục đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ ràng, mạch lạc mô hình cơ sở giáo dục đại học, phân biệt và giải thích rõ các khái niệm đại học, trường đại học, học viện; làm rõ địa vị pháp lý của các loại hình trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật quy định rõ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm: trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); đại học (là tổ hợp các trường đại học; trường trực thuộc) và các cơ sở giáo dục đại học khác phù hợp với quy định của pháp luật. Hạt nhân cơ bản của hệ thống là trường đại học với cơ cấu tổ chức chuẩn mực theo thông lệ quốc tế.

Theo đó, học viện được điều chỉnh chung với trường đại học do đây chỉ là tên gọi của một số cơ sở giáo dục đại họcđã hình thành và đang tồn tại trong thực tiễn mà không có sự khác biệt so với trường đại học cả về cơ cấu tổ chức, chức năng, sứ mệnh. Đại học là nhóm các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên; trường và các đơn vị trực thuộc khác, cùng hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhằm gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và đóng góp của toàn hệ thống đối với xã hội…

Tại phiên thảo luận sáng 6/11, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, đã có 48 vị đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu và có 24 vị được phát biểu. Qua phát biểu, các vị đại biểu đã quan tâm với trách nhiệm cao nhất để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như quan tâm đến xây dựng xã hội học tập của nước ta là học suốt đời. Các vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu sôi nổi, thẳng thắn và góp ý được rất nhiều nội dung mà trong quá trình ghi luật cũng như tổ chức thực hiện sau này.

Đánh giá về phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội góp ý là xác đáng, cần có sự tiếp thu nghiêm túc nhưng đồng thời cũng cần có giải trình, báo cáo lại những vấn đề mà các đại biểu còn băn khoăn, còn cân nhắc trước khi quyết định thông qua dự luật này.

0611
Đại biểu phát biểu thảo luận sáng 6/11. Ảnh: quochoi.vn

Tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình cũng đã có một số ý kiến báo cáo giải trình. Còn có các nội dung cũng cần cân nhắc thận trọng. Vừa tổng hợp nhưng cũng có những việc tiếp tục xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến trước khi quyết nghị. Sẽ có những nội dung xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Nhiều nội dung hôm nay rất sát đáng, như về cơ sở giáo dục đại học giáo sư Nguyễn Thiện Nhân góp ý kiến, có lẽ ghi rõ trong luật ai là đại diện quyền sở hữu, những vấn đề đó đảm bảo sự định hướng trong quá trình giáo dục đại học.

Vấn đề tự chủ đại học, vấn đề cơ cấu tổ chức và quản trị của các cơ sở giáo dục đại học. Đặc biệt là trách nhiệm kiểm định thì giáo sư Phan Thanh Bình đã nêu nhưng tới đến cũng phải xin ý kiến thêm để giao thẩm quyền này, tôi cho rằng cũng cần phải có ý chí của Quốc hội.

Các trường đại học tư thục góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thế nào.

Việc đào tạo các nghề đặc thù, đây là vấn đề các vị đại biểu Quốc hội góp ý kiến với một tâm huyết, trách nhiệm rất cao mà tha thiết nữa để làm sao chúng ta có những lĩnh vực đặc thù như ngành y, ngành văn hóa nghệ thuật, nhất là lĩnh vực nghệ thuật. Các lĩnh vực khác một thầy có thể dạy được nhiều trò nhưng nghệ thuật một trò lại nhiều thầy dạy, rất đặc thù, lĩnh vực này cần quan tâm. Ngành thể dục, thể thao đỉnh cao thực sự cần phải có sự quan tâm đặc biệt.

“Riêng đối với ngành y, như đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Đoàn DDBQH tỉnh Hưng Yên) phát biểu tha thiết như vậy, nhưng tôi nghĩ không ai quên đại biểu Nguyệt một đại biểu trẻ của Quốc hội từ khóa trước, tôi nhớ là sinh năm 1983, chuyên ngành huyết học truyền máu, chuyên khoa I, đại diện trí thức trẻ tham gia Quốc hội. Tôi rất nhớ, đại biểu Nguyệt yên tâm” - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.

Ngoài ra, còn nhiều nội dung các đại biểu góp ý về kỹ thuật văn bản, xin trân trọng tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, để làm sao trong quá trình ghi luật, bảo đảm cho việc thực thi nhưng trong sáng tiếng Việt, đồng thời thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng đây là những vấn đề yêu cầu rất cao trong luật này. Còn những vấn đề khác, Quốc hội sẽ tiếp tục lăng nghe ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO