Quảng Trị: Phòng chống thiên tai đảm bảo sinh kế bền vững
(TN&MT) - Những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các loại hình thiên tai. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân, tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. Xoay quanh vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Lam - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị.
PV: Xin ông cho biết, tình hình thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh những năm gần đây?
Ông Lê Quang Lam: Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai ở tỉnh diễn biến bất thường, trái quy luật. Năm 2020, tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, trên địa bàn có 56 người chết, 1 người mất tích, 53 người bị thương, tổng thiệt hại lên đến 4.252 tỷ đồng. Năm 2021, tỉnh có 34 đợt thiên tai khác nhau, thiệt hại 362 tỷ đồng. Năm 2022, tỉnh chịu ảnh hưởng của 56 đợt thiên tai, thiệt hại 1.173 tỷ đồng. Còn năm 2023, tỉnh chịu 50 đợt thiên tai khiến 5 người chết, 3 người bị thương, thiệt hại khoảng 162 tỷ đồng.
Thiên tai khiến cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, hệ thống đê kè, kênh mương thủy lợi hư hỏng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Các tuyến đường giao thông sụt lún, ngập lụt gây chia cắt, cô lập các khu dân cư, giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Những ngôi nhà bị ngập lụt hay cuốn trôi khiến người dân lâm vào khốn khó. Hệ thống kênh mương bị bồi lấp, hư hỏng khiến việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất của người dân không đáp ứng được. Đặc biệt,người nông dân có thể bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng nề sau những đợt mưa lớn, lũ, lụt... hay hạn hán, đặc biệt là những đợt thiên tai bất thường, đúng vào thời điểm quan trọng trong quá trình sản xuất sẽ gây thiệt hại rất lớn cho người dân.
PV: Trước tình hình trên, tỉnh đã có những giải pháp nào để nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai, tạo sinh kế bền vững giúp người dân phát triển kinh tế?
Ông Lê Quang Lam: Để nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tiếp tục quyết liệt chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống thiên tai với phương châm “chủ động trong phòng ngừa; kịp thời, hiệu quả trong ứng phó; khắc phục khẩn trương, khôi phục, tái thiết bền vững và xây dựng lại tốt hơn”. Tiếp tục triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai tuân thủ theo phương châm “4 tại chỗ”, gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Để nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo bền vững, tỉnh chú trọng chuyển đổi cơ cấu cấy trồng thích nghi với biến đổi khí hậu; quy hoạch vùng đất lúa và vùng nuôi trông thủy sản để tránh tình trạng xâm nhập mặn; đẩy mạnh các giải pháp giúp tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường, phát triển các vùng đặc sản, xây dựng thương hiệu cho nông sản...; thử nghiệm nuôi trồng các loại giống mới phù hợp với điệu kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Lựa chọn các loại cây thích hợp với thời tiết khí hậu của vùng, hạn chế những loại cây ít khả năng chống chịu bão, lũ. Đối với những vùng nuôi tôm, nuôi các loại thủy sản cần phân bổ lịch nuôi trồng, luồn lách mùa vụ, thời tiết để không bị thiệt hại do thiên tai và có hiệu quả cao trong sản xuất.
UBND tỉnh xác định cần quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có, đẩy mạnh trồng mới rừng tập trung theo hướng trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, có luân kỳ khai thác dài. Hàng năm, duy trì tỷ lệ che phủ của rừng xấp xỉ 49 %, trồng rừng tập trung 7.000 - 8.000 ha; năng suất bình quân rừng trồng đạt từ 23 – 25 m3/ha/năm. Đồng thời, quản lý bền vững tài nguyên rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái.
Mặt khác, ứng dụng khoa học công nghệ triệt để, từng bước tự động hóa công tác quan trắc, thu thập số liệu khí tượng, thủy văn nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai.
Bám sát thông tin cảnh báo, dự báo để kịp thời trong chỉ đạo, điều hành và thông tin sớm đến cộng đồng nhằm chủ động ứng phó các loại hình thiên tai, giảm thiểu tối đa các thiệt hại đáng tiếc; tăng cường cung cấp thông tin; chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các cấp, các ngành, nhân dân để chủ động thực hiện có hiệu quả các phương án ứng phó;
Tăng cường kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn công trình hồ, đập, đê điều và các công trình phòng chống thiên tai khác, đặc biệt các công trình đang triển khai thi công chưa hoàn thành; chỉ đạo tăng cường quản lý, kiểm tra, rà soát công tác đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền.
Kiểm tra điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn trên các tàu, thuyền trước khi ra khơi; nắm chắc tình hình tàu, thuyền và ngư dân hoạt động trên biển để thông tin, hướng dẫn các phương tiện tránh, trú an toàn khi có thiên tai; chỉ đạo và tiến hành công tác kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét,...; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Ngoài ra, tiếp tục huy động, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư các công trình, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, xử lý khẩn cấp các khu vực xung yếu về sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển; sửa chữa, khắc phục các công trình trọng điểm thiết yếu, phát triển mô hình nhà chống lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản cho cộng đồng trong các đợt thiên tai. Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện dự án Di dời khẩn cấp dân cư tại các điểm có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất; phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ số hộ dân cần di dời khẩn cấp được bố trí đến nơi an toàn.
Theo kết quả phê duyệt rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND tỉnh Quảng Trị, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 14.040 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,71 % và 9.927 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,45 % so với tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào dân tộc thiểu số giảm 6,74 %, tương ứng 1.102 hộ