Quảng Trị: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với BĐKH

23/07/2016 00:00

(TN&MT) - Đứng trước tình hình hạn hán kéo dài, gây thiếu nước sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sản lượng các loại cây trồng. Để chống hạn cho vụ Hè Thu, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều giải pháp như cân đối nước cho vụ Hè Thu ngay từ vụ Đông Xuân, tưới tiết kiệm, thường xuyên nạo vét kênh mương, cử cán bộ khuyến nông về tận cơ sở giúp người dân chuyển đổi các loại cây trồng cạn.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của khô hạn, thời gian qua, các địa phương đã chủ động chuyển đổi từ đất trồng lúa thiếu nước sang các loại cây trồng cạn như: đậu xanh, đậu đen xanh lòng, ngô, nén, dưa các loại...
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của khô hạn, thời gian qua, các địa phương đã chủ động chuyển đổi từ đất trồng lúa thiếu nước sang các loại cây trồng cạn như: đậu xanh, đậu đen xanh lòng, ngô, nén, dưa các loại...

Theo như dự báo của nhà chức trách, năm nay, tại tỉnh Quảng Trị,  thời tiết nắng nóng và trời không mưa kéo dài đến tháng 8/2016 khiến vụ Hè Thu sẽ chỉ còn 50% lượng nước ở các hồ thủy lợi, gây hạn nặng, thiếu nước sinh hoạt cho người dân và gia súc.

Theo số liệu thống kê, để ứng phó với khô hạn trong sản xuất vụ Hè Thu, trên toàn tỉnh Quảng Trị đến thời điểm này, các địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu cho hơn 3.800 ha, đạt 95% kế hoạch cao hơn so với cùng kỳ năm 2015.

Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của khô hạn, thời gian qua, các địa phương đã chủ động chuyển đổi giống lúa sang sử dụng giống lúa mới ngắn ngày, năng suất, chất lượng là 3.500 ha; chuyển đổi từ đất trồng lúa thiếu nước sang các loại cây trồng cạn như: đậu xanh, đậu đen xanh lòng, ngô, nén, dưa các loại... là 326,6 ha.

Đồng thời, tại một số địa phương nhờ chủ động triển khai từ sớm nên đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi đạt kết quả cao như huyện Triệu Phong, Vĩnh Linh. Một số vùng thực hiện tập trung quy mô lớn như xã Triệu Vân (Triệu Phong) chuyển đổi 70 ha đất lúa thiếu nước sang trồng đậu xanh, đậu đen xanh lòng... Hiện nay, cây trồng chuyển đổi sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Việc chuyển đổi có hiệu quả các loại cây trồng cạn này sẽ giúp tỉnh Quảng Trị có chiến lược lâu dài trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững về nông nghiệp trong những năm tiếp theo.

Theo báo cáo tỉnh Quảng Trị, tổng kinh phí đã sử dụng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu khoảng 500 triệu đồng, nguồn kinh phí dự kiến còn lại khoảng 1,4 tỷ đồng được các địa phương đề xuất cho tiếp tục sử dụng để mở rộng sản xuất trong vụ Thu Đông 2016.

Một lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị chia sẻ, về lâu dài, để ứng phó hiệu quả với khô hạn, xâm nhập mặn, giải pháp cơ bản là nghiêm cấm việc phá rừng, phòng cháy rừng và phát triển trồng rừng để tăng khả năng giữ nước. Tập trung điều tra, khảo sát và quan tâm khai thác hợp lý nguồn nước ngầm, đặc biệt ở những khu vực nguồn nước mặt thường xuyên bị cạn kiệt do lượng mưa thấp và mùa khô kéo dài. Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cấp nước bền vững, ít chịu tác động của yếu tố thời tiết.

Tin & ảnh: Võ Hà

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Trị: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với BĐKH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO