Tại hội các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến vào một số vấn đề trọng tâm như: Lấy ý kiến quy hoạch sử dụng đất cần phải có tính khoa học gắn phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất...
Ông Phan Cảnh Ngưu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện đánh giá cao và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tổ chức lấy ý kiến nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ tập thể, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo ngày một tốt hơn sự công bằng và hài hòa lợi ích trong quản lý, sử dụng đất, giải quyết những tồn tại, bất cập trong chính sách quản lý đất đai hiện nay...
Được biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 236 điều quy định về: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; chế độ sử dụng các loại đất; giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai...
Hiện các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang tổ chức lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)