Doanh nghiệp - doanh nhân

PVCFC tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao

PV 25/05/2023 - 14:30

Với mục tiêu nhằm triển khai chiến lược phát triển sản phẩm phân hữu cơ, vi sinh, phân vi sinh và chế phẩm vi sinh có lợi cho cây trồng, định hướng phát triển sản phẩm giai đoạn 2023 – 2030,  Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Hose: DCM) đã tổ chức Hội thảo “Định hướng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật có lợi đến sinh trưởng cây trồng” tại Đắk lắk với sự tham gia của Ban lãnh đạo PVCFC cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, vi sinh vật bản địa trong trồng trọt được coi là nhóm vi sinh vật tự nhiên có sẵn trong vùng rễ của cây trồng. Cùng với đó, nấm rễ nội cộng sinh là nhóm nấm cộng sinh với hầu hết nhóm cây trồng trong nông nghiệp.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), canh tác nông nghiệp rất đa dạng về các loại cây trồng trên các biểu loại đất khác nhau. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc duy trì cân bằng sinh học và đa dạng sinh học của khu hệ vi sinh vật vùng rễ đóng vai trò quan trọng trong canh tác bền vững. Các xu hướng mới nhất hiện nay là sử dụng các chế phẩm nền nhằm bổ sung dinh dưỡng và thiết lập các điều kiện phù hợp để lên men nguồn nguyên liệu tại chỗ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chính các vi sinh vật trong vùng rễ cây trồng.

2.jpeg
Toàn cảnh Hội thảo “Định hướng nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật có lợi đến sinh trưởng cây trồng” tại Đắk lắk

Bên cạnh đó, ĐBSCL là vùng trọng điểm trồng lúa chính ở Việt Nam với diện tích gieo trồng lúa trên 3,8 triệu ha và sản lượng đạt 24,3 triệu tấn. Để đảm bảo năng suất trồng lúa, phân bón đóng vai trò rất quan trọng, trong đó 40 - 45% từ phân đạm (N), 20 - 30% từ phân lân và 5 - 10% từ phân kali. Việc sử dụng quá mức phân bón hóa học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và khai thác quá mức tài nguyên đất sẽ dẫn đến suy thoái đất. Vì vậy, bổ sung phân hữu cơ, phân sinh học có chứa thành phần vi sinh có lợi cho quá trình canh tác là cần thiết cho giai đoạn hiện nay…

Phân bón Cà Mau được các nhà khoa học đánh giá luôn tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến thế giới trong sản xuất đạm hạt đục và NPK một hạt, giúp nông dân bón phân cân đối, giảm thất thoát, nhờ đó không chỉ giúp cây trồng hấp thu tối ưu, tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường sống.

1.jpeg
Phân bón Cà Mau sẽ tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, mang đến giải pháp canh tác toàn diện cho nông nghiệp Việt Nam

Tổng Giám đốc PVCFC Văn Tiến Thanh khẳng định, PVCFC luôn dành nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm, khoa học công nghệ và đến nay đã có những đóng góp quan trọng, nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển bộ sản phẩm của Phân bón Cà Mau.

Trước những biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường vừa là thách thức, vừa là cơ hội, PVCFC định hướng sẽ tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao, không chỉ giúp cây trồng hấp thụ tối ưu, tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường sống. Riêng mảng vi sinh vật, cần được kiên trì xây dựng lộ trình nghiên cứu hợp tác lâu dài cho nông nghiệp, tận dụng nguồn quỹ Khoa học công nghệ phù hợp cho các tình huống nghiên cứu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
PVCFC tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm ứng dụng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO