(TN&MT) – Vì mục đích kinh doanh, hàng loạt bãi tập kết, trung chuyển cát tại khu vực bãi đê sông Hồng, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên ngang nhiên hoạt động nhiều năm nay, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật đê điều. Nghiêm trọng hơn, tình trạng xe quá tải, quá khổ ngang nhiên hoạt động, chạy suốt ngày đêm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân sống cạnh đường ven đê.
Đường đê “oằn mình cõng” xe tải
Như Báo TN&MT đã phản ánh trong bài viết “Phú Xuyên (Hà Nội): Ai “bảo kê” cho hàng loạt bãi tập kết cát hoạt động không phép” đăng ngày 26/4/2018, hàng loạt bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD không phép trên địa bàn huyện Phú Xuyên vẫn ngang nhiên hoạt động. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu rằng công tác chỉ đạo, quản lý và xử lý sai phạm của UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND các xã, thị trấn có liên quan có thực sự hiệu quả?
Để có được câu trả lời thỏa đáng từ UBND huyện Phú Xuyên, PV đã nhiều lần trực tiếp về UBND huyện để đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên. Thế nhưng, PV không hề nhận được hồi âm từ vị Chủ tịch này dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong thời gian chờ đợi lịch hẹn từ vị Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, Báo TN&MT tiếp tục nhận được thông tin phản ánh của người dân, đặc biệt là những người sinh sống trên địa bàn thị trấn Phú Minh, nơi còn tồn tại 4 bãi tập kết, trung chuyển cát đang hoạt động. Đa phần người dân ở thị trấn Phú Minh đều cảm thấy hoang mang, lo sợ bởi tình trạng xe quá khổ, quá tải chở cát chạy rầm rập trên tuyến đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Theo họ, tình trạng này đã xảy ra và kéo dài liên tục nhiều năm qua nhưng vẫn không được các cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Có mặt tại tuyến đường đê sông Hồng vào thời điểm đầu tháng 5/2018, đoạn qua địa bàn thị trấn Phú Minh, PV nhận thấy các xe quá khổ, quá tải chở cát từ các bến bãi ven đê đi các nơi bán khi chạy trên đường đê đã làm rơi vãi cát xuống đường, không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn khiến đường sá xuống cấp nghiêm trọng.
Qua quan sát, dọc tuyến đường đê trên, chỉ cách vài bước chân lại có “ổ voi, ổ trâu”. Mỗi khi xe tải đi qua, dù đã đeo kính và bịt khẩu trang kín mít nhưng PV vẫn cảm thấy kinh hoàng vì bụi bám đầy miệng, mũi và mắt. Thậm chí, để đảm bảo an toàn, PV phải đi bộ dắt xe vì sợ ngã nếu vấp phải “ổ voi, ổ trâu”.
Bà M. - một người dân có nhà nằm sát mặt đường đê sông Hồng, thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh cho biết: “Nhà báo dắt xe là đúng rồi. Chúng tôi sống ở đây hàng chục năm rồi mà nhiều khi còn chẳng dám đi xe ấy vì sợ ngã do đường quá xuống cấp và sợ xe tải “phóng bạt mạng” trên đường đâm vào!”
Cơ quan chức năng bất lực?
Có thể thấy rằng, tình trạng các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn huyện Phú Xuyên, đặc biệt ở thị trấn Phú Minh đã diễn ra nhiều năm và xe quá khổ, quá tải hoạt động thường xuyên trong một thời gian dài, gây ra nhiều hệ lụy cho người dân. UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND thị trấn Phú Minh và các xã, nơi có bến bãi hoạt động không biết hay cố tình “làm ngơ”?
Về vấn đề này, ông Vũ Văn Hữu – Chủ tịch UBND thị trấn Phú Minh cho biết: Ngày 16/5/2017, UBND thị trấn Phú Minh đã thông báo cho các hộ thuê đất kinh doanh bến bãi, VLXD ngoài bãi đê sông Hồng dừng ngay mọi hoạt động của bến bãi, yêu cầu tự chấp hành việc giải tỏa VLXD và trả lại mặt bằng. Nhưng đến nay vẫn còn một số chủ bến bãi VLXD chưa nghiêm túc thực hiện, vẫn cho các phương tiện ra vào vận chuyển VLXD.
“Để thực hiện tốt sự chỉ đạo của của UBND huyện Phú Xuyên trong việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa VLXD trong các bãi trung chuyển VLXD ngoài đê sông Hồng. UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị Công an huyện Phú Xuyên phối hợp với UBND thị trấn Phú Minh đình chỉ các phương tiện hoạt động chuyên chở vật liệu, trung chuyển VLXD ra vào các bãi đê sông Hồng thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh” – ông Vũ Văn Hữu cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, cũng trong năm 2017, đường 429 thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh đã trở thành điểm nóng trên hệ thống truyền thông về tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bụi. Do đó, công tác tuần tra kiểm soát và xử lý các xe chở VLXD chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường cần được đặc biệt chú trọng.
Vào thời điểm đó, UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý dứt điểm tình trạng các xe chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị trấn.
Mặc dù thị trấn Phú Minh đã có nhiều công văn gửi UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên đề nghị các cơ quan này phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng trên, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn đang xảy ra ngang nhiên, thách thức dư luận. Điều này thể hiện sự tắc trách, thờ ơ, buông lỏng quản lý của lãnh đạo UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên cũng như Công an huyện Phú Xuyên? Câu trả lời xin nhường lại cho các cơ quan trên.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Đường đê “oằn mình cõng” xe tải
Như Báo TN&MT đã phản ánh trong bài viết “Phú Xuyên (Hà Nội): Ai “bảo kê” cho hàng loạt bãi tập kết cát hoạt động không phép” đăng ngày 26/4/2018, hàng loạt bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD không phép trên địa bàn huyện Phú Xuyên vẫn ngang nhiên hoạt động. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu rằng công tác chỉ đạo, quản lý và xử lý sai phạm của UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND các xã, thị trấn có liên quan có thực sự hiệu quả?
Để có được câu trả lời thỏa đáng từ UBND huyện Phú Xuyên, PV đã nhiều lần trực tiếp về UBND huyện để đặt lịch làm việc với ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên. Thế nhưng, PV không hề nhận được hồi âm từ vị Chủ tịch này dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong thời gian chờ đợi lịch hẹn từ vị Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, Báo TN&MT tiếp tục nhận được thông tin phản ánh của người dân, đặc biệt là những người sinh sống trên địa bàn thị trấn Phú Minh, nơi còn tồn tại 4 bãi tập kết, trung chuyển cát đang hoạt động. Đa phần người dân ở thị trấn Phú Minh đều cảm thấy hoang mang, lo sợ bởi tình trạng xe quá khổ, quá tải chở cát chạy rầm rập trên tuyến đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Theo họ, tình trạng này đã xảy ra và kéo dài liên tục nhiều năm qua nhưng vẫn không được các cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Có mặt tại tuyến đường đê sông Hồng vào thời điểm đầu tháng 5/2018, đoạn qua địa bàn thị trấn Phú Minh, PV nhận thấy các xe quá khổ, quá tải chở cát từ các bến bãi ven đê đi các nơi bán khi chạy trên đường đê đã làm rơi vãi cát xuống đường, không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn khiến đường sá xuống cấp nghiêm trọng.
Qua quan sát, dọc tuyến đường đê trên, chỉ cách vài bước chân lại có “ổ voi, ổ trâu”. Mỗi khi xe tải đi qua, dù đã đeo kính và bịt khẩu trang kín mít nhưng PV vẫn cảm thấy kinh hoàng vì bụi bám đầy miệng, mũi và mắt. Thậm chí, để đảm bảo an toàn, PV phải đi bộ dắt xe vì sợ ngã nếu vấp phải “ổ voi, ổ trâu”.
Bà M. - một người dân có nhà nằm sát mặt đường đê sông Hồng, thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh cho biết: “Nhà báo dắt xe là đúng rồi. Chúng tôi sống ở đây hàng chục năm rồi mà nhiều khi còn chẳng dám đi xe ấy vì sợ ngã do đường quá xuống cấp và sợ xe tải “phóng bạt mạng” trên đường đâm vào!”
Cơ quan chức năng bất lực?
Có thể thấy rằng, tình trạng các bãi tập kết, trung chuyển VLXD trên địa bàn huyện Phú Xuyên, đặc biệt ở thị trấn Phú Minh đã diễn ra nhiều năm và xe quá khổ, quá tải hoạt động thường xuyên trong một thời gian dài, gây ra nhiều hệ lụy cho người dân. UBND huyện Phú Xuyên cũng như UBND thị trấn Phú Minh và các xã, nơi có bến bãi hoạt động không biết hay cố tình “làm ngơ”?
Về vấn đề này, ông Vũ Văn Hữu – Chủ tịch UBND thị trấn Phú Minh cho biết: Ngày 16/5/2017, UBND thị trấn Phú Minh đã thông báo cho các hộ thuê đất kinh doanh bến bãi, VLXD ngoài bãi đê sông Hồng dừng ngay mọi hoạt động của bến bãi, yêu cầu tự chấp hành việc giải tỏa VLXD và trả lại mặt bằng. Nhưng đến nay vẫn còn một số chủ bến bãi VLXD chưa nghiêm túc thực hiện, vẫn cho các phương tiện ra vào vận chuyển VLXD.
“Để thực hiện tốt sự chỉ đạo của của UBND huyện Phú Xuyên trong việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa VLXD trong các bãi trung chuyển VLXD ngoài đê sông Hồng. UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị Công an huyện Phú Xuyên phối hợp với UBND thị trấn Phú Minh đình chỉ các phương tiện hoạt động chuyên chở vật liệu, trung chuyển VLXD ra vào các bãi đê sông Hồng thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh” – ông Vũ Văn Hữu cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của PV, cũng trong năm 2017, đường 429 thuộc địa bàn thị trấn Phú Minh đã trở thành điểm nóng trên hệ thống truyền thông về tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bụi. Do đó, công tác tuần tra kiểm soát và xử lý các xe chở VLXD chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường cần được đặc biệt chú trọng.
Vào thời điểm đó, UBND thị trấn Phú Minh đã đề nghị UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý dứt điểm tình trạng các xe chở quá khổ quá tải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị trấn.
Mặc dù thị trấn Phú Minh đã có nhiều công văn gửi UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên và Công an huyện Phú Xuyên đề nghị các cơ quan này phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng trên, nhưng đến nay, tình trạng này vẫn đang xảy ra ngang nhiên, thách thức dư luận. Điều này thể hiện sự tắc trách, thờ ơ, buông lỏng quản lý của lãnh đạo UBND huyện Phú Xuyên, Phòng TN&MT huyện Phú Xuyên cũng như Công an huyện Phú Xuyên? Câu trả lời xin nhường lại cho các cơ quan trên.
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật đê điều; đồng thời, có biện pháp ngăn chặn hiệu quả không để phát sinh vi phạm mới... Các vi phạm chủ yếu là: xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê để trồng các loại cây; dựng lều quán trên mặt đê, mái đê; tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê… Địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như huyện Ứng Hòa: 21 vụ, huyện Sóc Sơn: 16 vụ, huyện Phú Xuyên và huyện Ba Vì: 11 vụ. |
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.