(TN&MT) - Hàng loạt sai phạm sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại xã Phú Yên, trong có việc chính quyền xã này làm ngơ, để người dân ngang nhiên lấn chiếm đất công nhiều năm xây dựng công trình trái phép... và giờ lại đang được hợp thức hóa cho tồn tại (?!).
Sai phạm tồn tại nhiều năm
Liên quan đến công trình khủng mọc tại thôn Giẽ Hạ, ngay gần trụ sở xã Phú Yên có dấu hiệu xây dựng sai phép, lấn chiếm đất công như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phán ánh từ đầu tháng 12/2017, mãi đến ngày 18/04, UBND huyện Phú Xuyên mới tổ chức gặp gỡ báo chí để thông tin chính thức về việc này tại trụ sở UBND xã Phú Yên.
Tại buổi làm việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường được đại diện UBND huyện Phú Xuyên cung cấp 02 tập tài liệu gồm Văn bản phúc đáp thông tin các cơ quan truyền thông đối với việc xây dựng công trình của hộ ông Đỗ Quang Túc tại xã Phú Yên và văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với hộ ông Nguyễn Quang Túc.
Đáng chú ý, các tài liệu này chỉ là văn bản dự thảo, chưa được đóng dấu của UBND huyện Phú Xuyên nên được đại diện UBND huyện Phú Xuyên chia sẻ là ''chỉ để tham khảo'' và sẽ có văn bản phúc đáp chính thức sau.Bắt đầu buổi làm việc, đại diện UBND xã Phú Yên đã báo cáo tóm tắt về công trình về công trình hơn 5 tầng, kiến trúc rất cầu kỳ với mái vòm theo kiểu Châu Âu, nằm ngay tuyến đường hành lang đê điều chạy dọc QL 428, chỉ cách trụ sở xã Phú Yên khoảng hơn 100m được gia đình ông Đỗ Quang Túc xây dựng.
Theo đó, ông Dương Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Phú Yên cho biết, hiện hộ gia đình ông Đỗ Quang Túc đang sở hữu 02 thửa đất số 222a diện tích 50 m2 và thửa số 222b diện tích 50 m2 có nguồn gốc từ hộ ông Nguyễn Lương Anh, trú tại thôn Giẽ Hạ.
Vào năm 2002, ông Nguyễn Lương Anh không còn nhu cầu về sử dụng đất đã chuyển thửa đất số 222b cho gia đình ông Đỗ Quang Túc sử dụng, sau đó, ông Túc đã xây dựng 02 công trình nhà 03 tầng trên diện tích 108 m2 (tăng so với diện tích được cấp trong sổ đỏ là 59 m2) và sử dụng từ đó đến tháng 02/2017.
Trong khi đó, thửa đất số 222a, năm 2008 được gia đình Túc nhận nhượng lại từ bà Kiều Thị Phương (bà Phương trước đó mua lại thửa đất của ông Nguyễn Lương Anh - PV), thửa đất này sau đó được UBND huyện Phú Xuyên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Túc với diện tích 50 m2.
Theo đại diện UBND xã Phú Yên, vào tháng 02/2017, do diện tích xây dựng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của gia đình, ông Túc đã phá dỡ toàn bộ 03 căn nhà đã sử dụng từ năm 2002 (2 căn nhà 3 tầng và 1 căn nhà xưởng) để xây dựng công trình mới (công trình 5 tầng hiện nay đã được thi công gần xong)."Tổng diện tích đất của gia đình ông Đỗ Quang Túc đã sử dụng đến trước khi phá dỡ để xây dựng công trình mới là 373,3 m2, tức tăng diện tích so với thời điểm xây dựng công trình năm 2002 và nhận chuyển nhượng của bà Kiều Thị Phương năm 2008 là 181 m2. Trong khi đó, diện tích đã xây dựng công trình mới là 135,2 m2, tức lấn mất 35,2 m2 đất công'', đại diện UBND xã Phú Yên cho biết.
Cũng tại buổi làm việc, khi PV đặt câu hỏi về công trình này có được cấp phép xây dựng hay không và việc có lấn chiếm hành lang đê, ảnh hưởng đến kết cấu đê điều và khả năng tiêu thoát nước hay không thì một vị đại diện Thanh tra huyện Phú Xuyên cho biết, công trình này thuộc dạng miễn phép xây dựng vì xã Phú Yên vẫn được quy hoạch là đất ở nông thôn.
Vị này cũng xác nhận, công trình của hộ gia đình ông Túc đã lấn chiếm 35,2 m2 đất công nhưng nằm hoàn toàn trên nền đất công trình cũ, không vi phạm hành lang đường 428 (75A), cách cổng trạm bơm Giẽ Hạ 15,5m nên không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của cống.
Đại diện Thanh tra huyện Phú Xuyên cũng cho biết, đối với phần diện tích lấn đất công, UBND xã Phú Yên đã lập biên bản vi phạm hành chính và quyết định biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm của hộ ông Đỗ Quang Túc theo quy định. Đồng thời yêu cầu hộ ông Túc tạm dừng mọi hoạt động xây dựng, bàn giao diện tích ngoài phạm vi xây dựng công trình mới cho UBND xã Phú Yên quản lý.
Có hợp thức hóa cho sai phạm?
Điều đáng nói, tại bản dự thảo trả lời báo chí của Tổ công tác UBND huyện Phú Xuyên cung cấp cho báo chí tại buổi làm việc cũng nêu rất rõ trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trên của UBND xã Phú Yên.
Theo đó, trên cơ sở kiểm tra, Tổ công tác UBND huyện Phú Xuyên sẽ kiến nghị UBND huyện chỉ đạo nghiêm túc kiểm điểm đối với lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính xã Phú yên giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 02/2017 do buông lỏng trong công tác lý đất đai để hộ ông Đỗ Quang Túc lấn chiếm đất công nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên quản lý chặt chẽ đối với diện tích đất công do hộ Đỗ Quang Túc lấn chiếm trước thời điểm tháng 02/2017 đã tự tháo dỡ công trình và tự nguyện giao cho UBND xã quản lý.
Đáng chú ý, Tổ công tác cũng kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan, tham mưu UBND huyện xem xét công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 35,2 m2 đất công hộ ông Túc đang xây dựng công trình vượt diện tích.
"Đối với diện tích 35,2 m2 xây dựng trên đất công, vượt diện tích so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch đất ở có đơn đề nghị và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật'', theo kiến nghị của Tổ công tác huyện Phú Xuyên.
Trước kiến nghị trên, dư luận đặt ra câu hỏi liệu diện tích 35,2 m2 xây dựng trên đất công có được chính quyền địa phương, các cơ quan hữu trách ''ưu ái'' hợp thức vào vào diện tích được cấp trong sổ đỏ của ông Đỗ Quang Túc và công trình khủng xây sai phép chỉ xử phạt và cho tồn tại (?!).
Thậm chí, nhiều người cũng cho rằng nếu hộ gia đình ông Đỗ Quang Túc được hợp thức hóa phần lấn chiếm đất công sẽ xảy ra một tiền lệ xấu, khiến phát sinh tình trạng lấn chiếm đất đai của người dân trên địa bàn và khó xử lý về sau khi đã có tiền lệ.
Hơn nữa, dư luận cũng cho rằng cần làm rõ, xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đã làm ngơ, để người dân ngang nhiên lấn chiếm đất công nhiều năm xây dựng công trình trái phép!Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, Báo nhận được thông tin của nhiều người dân thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội phản ánh về việc có một công trình xây dựng “khủng” lấn chiếm hành lang đê điều, gây ảnh hưởng tới việc tiêu thoát lũ đang ngày một hoàn thiện.
Theo phản ánh của người dân, công trình biệt thự được xây dựng rất nguy nga trên khu đất rộng hơn 300 m2, khởi công xây dựng từ giữa năm 2017 và đang được gấp rút hoàn hiện. Điều đáng nói, công trình này đã lấn chiếm hàng chục m2 đất thuộc hành lang đê điều chạy dọc QL 428 (75 cũ), việc lấn chiếm trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, nguy cơ phá vỡ kết cấu đê điều.
Ghi nhận thông tin, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã tìm đến địa điểm phản ánh để tìm hiểu thực tế. Theo quan sát của PV, hiện công trình biệt thự được phản ánh đã xây xong phần thô, với chiều cao hơn 5 tầng, kiến trúc rất cầu kỳ với mái vòm theo kiểu Châu Âu, nằm ngay tuyến đường hành lang đê điều chạy dọc QL 428, chỉ cách trụ sở xã Phú Yên khoảng hơn 100m.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Công C, một người dân sống tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên cho biết, công trình xây dựng trên được khởi công từ đầu năm 2017, mặc dù đã nhiều lần bị UBND xã lập biên bản, đình chỉ thi công nhưng không hiểu lý do gì công trình này vẫn được thi công bình thường và dần đi vào hoàn thiện. Điều đáng nói, theo ông C, việc tự ý san lấp, lấn chiếm lòng sông để xây dựng biệt thự khủng diễn ra trong một thời gian dài nhưng dường như chính quyền sở tại không có biện pháp xử lý dứt điểm.
"Công trình này kể từ khi được xây dựng bị nhiều người dân phản đối vì lấn chiếm lòng sông, đất hành làng đê. Một công trình to đồ sộ, gần ngay trụ sở xã nhưng không hiểu vì lý do gì mà chính quyền xã không vào cuộc xử lý, để tồn tại làm người dân bức xúc", ông C, chia sẻ.
Cũng theo phản ánh của người dân, được biết, công trình biệt thự xây dựng lấn chiếm đất hành làng đê là của ông Nguyễn Văn Túc, chủ xưởng sản xuất giầy da Túc Hồng có địa chỉ tại thôn Giẽ Hạ, Phú Yên, Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
"Không hiểu cán bộ họ quản lý như thế nào lại để cho công trình sai phạm này ngang nhiên tồn tại. Nếu ai cũng tự ý xây dựng lấn chiếm như vậy thì không hiểu dòng sông Nhuệ sẽ thế nào khi có lũ lụt, lúc này sự an toàn của người dân sẽ ra sao khi dòng chảy bị lấn chiếm'', một người dân địa phương bày tỏ thái độ bức xúc.
Đề nghị UBND huyện Phú Xuyên có biện pháp xử lý dứt điểm vi phạm tại công trình trên để người dân khỏi bức xúc, tránh tiền lệ xấu xảy ra!
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Sai phạm tồn tại nhiều năm
Liên quan đến công trình khủng mọc tại thôn Giẽ Hạ, ngay gần trụ sở xã Phú Yên có dấu hiệu xây dựng sai phép, lấn chiếm đất công như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phán ánh từ đầu tháng 12/2017, mãi đến ngày 18/04, UBND huyện Phú Xuyên mới tổ chức gặp gỡ báo chí để thông tin chính thức về việc này tại trụ sở UBND xã Phú Yên.
Tại buổi làm việc, PV Báo Tài nguyên và Môi trường được đại diện UBND huyện Phú Xuyên cung cấp 02 tập tài liệu gồm Văn bản phúc đáp thông tin các cơ quan truyền thông đối với việc xây dựng công trình của hộ ông Đỗ Quang Túc tại xã Phú Yên và văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với hộ ông Nguyễn Quang Túc.
Đáng chú ý, các tài liệu này chỉ là văn bản dự thảo, chưa được đóng dấu của UBND huyện Phú Xuyên nên được đại diện UBND huyện Phú Xuyên chia sẻ là ''chỉ để tham khảo'' và sẽ có văn bản phúc đáp chính thức sau.Bắt đầu buổi làm việc, đại diện UBND xã Phú Yên đã báo cáo tóm tắt về công trình về công trình hơn 5 tầng, kiến trúc rất cầu kỳ với mái vòm theo kiểu Châu Âu, nằm ngay tuyến đường hành lang đê điều chạy dọc QL 428, chỉ cách trụ sở xã Phú Yên khoảng hơn 100m được gia đình ông Đỗ Quang Túc xây dựng.
Theo đó, ông Dương Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Phú Yên cho biết, hiện hộ gia đình ông Đỗ Quang Túc đang sở hữu 02 thửa đất số 222a diện tích 50 m2 và thửa số 222b diện tích 50 m2 có nguồn gốc từ hộ ông Nguyễn Lương Anh, trú tại thôn Giẽ Hạ.
Vào năm 2002, ông Nguyễn Lương Anh không còn nhu cầu về sử dụng đất đã chuyển thửa đất số 222b cho gia đình ông Đỗ Quang Túc sử dụng, sau đó, ông Túc đã xây dựng 02 công trình nhà 03 tầng trên diện tích 108 m2 (tăng so với diện tích được cấp trong sổ đỏ là 59 m2) và sử dụng từ đó đến tháng 02/2017.
Trong khi đó, thửa đất số 222a, năm 2008 được gia đình Túc nhận nhượng lại từ bà Kiều Thị Phương (bà Phương trước đó mua lại thửa đất của ông Nguyễn Lương Anh - PV), thửa đất này sau đó được UBND huyện Phú Xuyên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Túc với diện tích 50 m2.
Theo đại diện UBND xã Phú Yên, vào tháng 02/2017, do diện tích xây dựng không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh của gia đình, ông Túc đã phá dỡ toàn bộ 03 căn nhà đã sử dụng từ năm 2002 (2 căn nhà 3 tầng và 1 căn nhà xưởng) để xây dựng công trình mới (công trình 5 tầng hiện nay đã được thi công gần xong)."Tổng diện tích đất của gia đình ông Đỗ Quang Túc đã sử dụng đến trước khi phá dỡ để xây dựng công trình mới là 373,3 m2, tức tăng diện tích so với thời điểm xây dựng công trình năm 2002 và nhận chuyển nhượng của bà Kiều Thị Phương năm 2008 là 181 m2. Trong khi đó, diện tích đã xây dựng công trình mới là 135,2 m2, tức lấn mất 35,2 m2 đất công'', đại diện UBND xã Phú Yên cho biết.
Cũng tại buổi làm việc, khi PV đặt câu hỏi về công trình này có được cấp phép xây dựng hay không và việc có lấn chiếm hành lang đê, ảnh hưởng đến kết cấu đê điều và khả năng tiêu thoát nước hay không thì một vị đại diện Thanh tra huyện Phú Xuyên cho biết, công trình này thuộc dạng miễn phép xây dựng vì xã Phú Yên vẫn được quy hoạch là đất ở nông thôn.
Vị này cũng xác nhận, công trình của hộ gia đình ông Túc đã lấn chiếm 35,2 m2 đất công nhưng nằm hoàn toàn trên nền đất công trình cũ, không vi phạm hành lang đường 428 (75A), cách cổng trạm bơm Giẽ Hạ 15,5m nên không ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của cống.
Đại diện Thanh tra huyện Phú Xuyên cũng cho biết, đối với phần diện tích lấn đất công, UBND xã Phú Yên đã lập biên bản vi phạm hành chính và quyết định biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm của hộ ông Đỗ Quang Túc theo quy định. Đồng thời yêu cầu hộ ông Túc tạm dừng mọi hoạt động xây dựng, bàn giao diện tích ngoài phạm vi xây dựng công trình mới cho UBND xã Phú Yên quản lý.
Có hợp thức hóa cho sai phạm?
Điều đáng nói, tại bản dự thảo trả lời báo chí của Tổ công tác UBND huyện Phú Xuyên cung cấp cho báo chí tại buổi làm việc cũng nêu rất rõ trách nhiệm để xảy ra các sai phạm trên của UBND xã Phú Yên.
Theo đó, trên cơ sở kiểm tra, Tổ công tác UBND huyện Phú Xuyên sẽ kiến nghị UBND huyện chỉ đạo nghiêm túc kiểm điểm đối với lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính xã Phú yên giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 02/2017 do buông lỏng trong công tác lý đất đai để hộ ông Đỗ Quang Túc lấn chiếm đất công nhưng không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.Bên cạnh đó, Tổ công tác cũng kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên quản lý chặt chẽ đối với diện tích đất công do hộ Đỗ Quang Túc lấn chiếm trước thời điểm tháng 02/2017 đã tự tháo dỡ công trình và tự nguyện giao cho UBND xã quản lý.
Đáng chú ý, Tổ công tác cũng kiến nghị UBND huyện Phú Xuyên giao UBND xã Phú Yên phối hợp phòng Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan, tham mưu UBND huyện xem xét công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 35,2 m2 đất công hộ ông Túc đang xây dựng công trình vượt diện tích.
"Đối với diện tích 35,2 m2 xây dựng trên đất công, vượt diện tích so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch đất ở có đơn đề nghị và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật'', theo kiến nghị của Tổ công tác huyện Phú Xuyên.
Trước kiến nghị trên, dư luận đặt ra câu hỏi liệu diện tích 35,2 m2 xây dựng trên đất công có được chính quyền địa phương, các cơ quan hữu trách ''ưu ái'' hợp thức vào vào diện tích được cấp trong sổ đỏ của ông Đỗ Quang Túc và công trình khủng xây sai phép chỉ xử phạt và cho tồn tại (?!).
Thậm chí, nhiều người cũng cho rằng nếu hộ gia đình ông Đỗ Quang Túc được hợp thức hóa phần lấn chiếm đất công sẽ xảy ra một tiền lệ xấu, khiến phát sinh tình trạng lấn chiếm đất đai của người dân trên địa bàn và khó xử lý về sau khi đã có tiền lệ.
Hơn nữa, dư luận cũng cho rằng cần làm rõ, xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương khi đã làm ngơ, để người dân ngang nhiên lấn chiếm đất công nhiều năm xây dựng công trình trái phép!Trước đó, như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, Báo nhận được thông tin của nhiều người dân thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội phản ánh về việc có một công trình xây dựng “khủng” lấn chiếm hành lang đê điều, gây ảnh hưởng tới việc tiêu thoát lũ đang ngày một hoàn thiện.
Theo phản ánh của người dân, công trình biệt thự được xây dựng rất nguy nga trên khu đất rộng hơn 300 m2, khởi công xây dựng từ giữa năm 2017 và đang được gấp rút hoàn hiện. Điều đáng nói, công trình này đã lấn chiếm hàng chục m2 đất thuộc hành lang đê điều chạy dọc QL 428 (75 cũ), việc lấn chiếm trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, nguy cơ phá vỡ kết cấu đê điều.
Ghi nhận thông tin, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã tìm đến địa điểm phản ánh để tìm hiểu thực tế. Theo quan sát của PV, hiện công trình biệt thự được phản ánh đã xây xong phần thô, với chiều cao hơn 5 tầng, kiến trúc rất cầu kỳ với mái vòm theo kiểu Châu Âu, nằm ngay tuyến đường hành lang đê điều chạy dọc QL 428, chỉ cách trụ sở xã Phú Yên khoảng hơn 100m.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Công C, một người dân sống tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên cho biết, công trình xây dựng trên được khởi công từ đầu năm 2017, mặc dù đã nhiều lần bị UBND xã lập biên bản, đình chỉ thi công nhưng không hiểu lý do gì công trình này vẫn được thi công bình thường và dần đi vào hoàn thiện. Điều đáng nói, theo ông C, việc tự ý san lấp, lấn chiếm lòng sông để xây dựng biệt thự khủng diễn ra trong một thời gian dài nhưng dường như chính quyền sở tại không có biện pháp xử lý dứt điểm.
"Công trình này kể từ khi được xây dựng bị nhiều người dân phản đối vì lấn chiếm lòng sông, đất hành làng đê. Một công trình to đồ sộ, gần ngay trụ sở xã nhưng không hiểu vì lý do gì mà chính quyền xã không vào cuộc xử lý, để tồn tại làm người dân bức xúc", ông C, chia sẻ.
Cũng theo phản ánh của người dân, được biết, công trình biệt thự xây dựng lấn chiếm đất hành làng đê là của ông Nguyễn Văn Túc, chủ xưởng sản xuất giầy da Túc Hồng có địa chỉ tại thôn Giẽ Hạ, Phú Yên, Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
"Không hiểu cán bộ họ quản lý như thế nào lại để cho công trình sai phạm này ngang nhiên tồn tại. Nếu ai cũng tự ý xây dựng lấn chiếm như vậy thì không hiểu dòng sông Nhuệ sẽ thế nào khi có lũ lụt, lúc này sự an toàn của người dân sẽ ra sao khi dòng chảy bị lấn chiếm'', một người dân địa phương bày tỏ thái độ bức xúc.
Đề nghị UBND huyện Phú Xuyên có biện pháp xử lý dứt điểm vi phạm tại công trình trên để người dân khỏi bức xúc, tránh tiền lệ xấu xảy ra!
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.