(TN&MT) – Chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng Phú Thọ ngang nhiên đưa công trình vào sử dụng, đẩy đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân vào khám, chữa bệnh nằm trong tình trạng “nơm nớp” lo sợ nếu có cháy nổ xảy ra.
Theo phản ánh của nhiều người bệnh, tại bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ chưa có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy trong hộp chữa cháy tại các tầng của bệnh viện.
Ghi nhận trên thực tế của nhóm PV, hộp chữa cháy vẫn chưa có đầy đủ thiết bị chữa cháy. Ngay tại tầng 1 của tòa A, rất khó để tìm thấy hộp chữa cháy hay bình chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn. Trong khi hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh và hàng chục cán bộ, y bác sỹ làm việc, phục vụ bệnh nhân ở đây.
Để làm rõ vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đình Quang – Giám đốc bệnh viện y dược và phục hồi chức năng Phú Thọ. Theo đó, ông Quang khẳng định “các hộp thiết bị PCCC vẫn đang hoàn thiện, hiện vẫn chưa được nghiệm thu PCCC đối với tòa A của bệnh viện”.
Vị Giám đốc cho rằng: “Thực ra bệnh viện chỉ có khoảng trên 200 bệnh nhân, ngoài ra còn có các y bác sĩ… nhưng chủ yếu hoạt động vào ban ngày. Nên về PCCC thì vẫn chưa hoàn tất, nhưng trong thời gian tới sẽ thực hiện xong sớm. Chúng tôi đưa vào hoạt động tòa nhà A từ tháng 4/2018, do nhu cầu của bệnh viện phục vụ bệnh nhân nên đã đưa vào sử dụng trước, còn những thủ tục sẽ hoàn tất sau”.
PV có đặt câu hỏi, trường hợp nếu xảy ra cháy nổ thì bệnh viện sẽ xử lý ra sao, trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào, ông Quang trả lời “thực ra bệnh viện sử dụng thiết bị ít”.
Được biết, trong 5 tháng đầu năm 2018, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Phần lớn nguyên nhân là do các công trình không đảm bảo PCCC và chưa được nghiệm thu PCCC từ các cơ quan chức năng.
Theo quy định, tại khoản 6 và điểm b khoản 7, Điều 36, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình, với hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC” sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về PCCC”.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.
Theo phản ánh của nhiều người bệnh, tại bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ chưa có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy trong hộp chữa cháy tại các tầng của bệnh viện.
Ghi nhận trên thực tế của nhóm PV, hộp chữa cháy vẫn chưa có đầy đủ thiết bị chữa cháy. Ngay tại tầng 1 của tòa A, rất khó để tìm thấy hộp chữa cháy hay bình chữa cháy khi xảy ra hỏa hoạn. Trong khi hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám, chữa bệnh và hàng chục cán bộ, y bác sỹ làm việc, phục vụ bệnh nhân ở đây.
Để làm rõ vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đình Quang – Giám đốc bệnh viện y dược và phục hồi chức năng Phú Thọ. Theo đó, ông Quang khẳng định “các hộp thiết bị PCCC vẫn đang hoàn thiện, hiện vẫn chưa được nghiệm thu PCCC đối với tòa A của bệnh viện”.
Vị Giám đốc cho rằng: “Thực ra bệnh viện chỉ có khoảng trên 200 bệnh nhân, ngoài ra còn có các y bác sĩ… nhưng chủ yếu hoạt động vào ban ngày. Nên về PCCC thì vẫn chưa hoàn tất, nhưng trong thời gian tới sẽ thực hiện xong sớm. Chúng tôi đưa vào hoạt động tòa nhà A từ tháng 4/2018, do nhu cầu của bệnh viện phục vụ bệnh nhân nên đã đưa vào sử dụng trước, còn những thủ tục sẽ hoàn tất sau”.
PV có đặt câu hỏi, trường hợp nếu xảy ra cháy nổ thì bệnh viện sẽ xử lý ra sao, trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào, ông Quang trả lời “thực ra bệnh viện sử dụng thiết bị ít”.
Được biết, trong 5 tháng đầu năm 2018, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Phần lớn nguyên nhân là do các công trình không đảm bảo PCCC và chưa được nghiệm thu PCCC từ các cơ quan chức năng.
Theo quy định, tại khoản 6 và điểm b khoản 7, Điều 36, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình, với hành vi “đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC” sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về PCCC”.
Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.