Doanh nghiệp - doanh nhân

Phân bón Cà Mau tự hào nhận Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam

Nguyễn Hiền 07/03/2024 - 15:22

Ba hạng mục công trình của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân bón Cà Mau, PVCFC, Hose: DCM) sẽ vinh dự nhận trao thưởng từ Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt Nam, được dự kiến tổ chức vào tháng 05/2024 tới.

Nhân kỷ niệm 13 năm Ngày thành lập (09/03/2011 -09/03/2024), tập thể Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chào đón bằng thành tích ấn tượng về khoa học công nghệ đáng trân quý. Cụ thể, trong Thông báo số 2247 của Tập đoàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam – PVN) về việc Ban tổ chức quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam đã thống nhất trao thưởng cho 47 công trình xuất sắc, trong đó có 07 công trình thuộc PVN.

z5225440056783_b9894c4ecf0b73cec5304fec63d71713.jpg
Các kỹ sư của Phân bón Cà Mau đang phân tích mẫu

Đặc biệt PVCFC tự hào đóng góp 03 hạng mục trong hành trình tìm kiếm sự đột phá mới trong lĩnh vực sản xuất phân bón thuộc các công trình của PVN lần này. Thành tựu không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ vận hành, bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau, mà còn là niềm vinh dự lớn của Phân bón Cà Mau và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Các công trình này đã chính thức được công nhận và vinh danh tại giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023 (VIFOTEC) với thành tích đầy ấn tượng. Đây là một bước tiến lớn đánh dấu sự công nhận và đánh giá cao những đóng góp của PVCFC trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực sản xuất phân bón.

z5225440510608_fe7734c74f77110789c7bedeb067306a.jpg
Cụm tạo Hạt tầng sôi của Nhà máy Đạm Cà Mau

Với sứ mệnh góp phần đảm bảo nguồn cung phân bón và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng. Tập thể Ban lãnh đạo và CBCNV PVCFC không ngừng nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo và nỗ lực để đưa ra những “sản phẩm công nghệ” mang lại giá trị độc đáo và thiết thực.

Các sản phẩm công nghệ này không chỉ giúp tăng hiệu suất vận hành, chất lượng sản phẩm, tiết giảm tiêu hao năng lượng mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Với những kết quả đáng tự hào đó đã giúp Phân bón Cà Mau xuất sắc vượt qua hàng loạt các đối thủ nặng kí và mang về chiến thắng đầy ấn tượng tại Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023.

z5225440966150_b42aa2d48fe1ff01e82f60a10a398330.jpg
Một trong các bộ phận của máy nén khí trục vít công nghiệp không dầu

Đầu tiên là Công trình đạt Giải Ba:Nghiên cứu quy trình rút ngắn thời gian sản xuất trong lĩnh vực công nghệ” của nhóm tác giả: Ông Phạm Thường - Quản đốc xưởng Amonia, ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc (Phó TGĐ) Công ty, ông Đặng Hoàng Quân - Phó giám đốc nhà máy Đạm Cà Mau và các cộng sự. Công trình này giúp đem lại giá trị làm lợi 5,3 tỷ đồng cho một lần khởi động và dừng máy, rút ngắn thời gian khởi động nhà máy 05 giờ. Từ đó giúp tiết giảm tiêu hao (khí nhiên liệu, điện, nước, Nitơ, nhân công,...).

Công trình thứ hai đạt giải Khuyến khích: “Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và tối ưu hóa thời gian vận hành liên tục hệ thống tạo hạt tầng sôi nhà máy Đạm Cà Mau”. Công trình này của nhóm tác giả: Ông Vũ Việt Văn - Phó quản đốc xưởng Urea, ông Nguyễn Tương Lai - Chuyên gia vận hành công nghệ urea, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó TGĐ Công ty, ông Nguyễn Duy Hải - Giám đốc nhà máy Đạm Cà Mau, ông Trần Đại Nghĩa Quản đốc xưởng Urea.

z5225441486859_ebf6dbc126b9ff7eb82cdf34440c2e2a.jpg
Nhà máy Đạm Cà Mau được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến

Công trình đã giúp tiết kiệm chi phí khoảng 15 tỷ đồng/năm với những điểm nổi bật như giúp ổn định đường mầm, duy trì thời gian vận hành liên tục cụm tạo hạt, giảm số lần dừng vệ sinh bị động và đặc biệt là giảm tiêu hao hơi thông qua cải tạo trao đổi nhiệt E07602.

Công trình thứ ba đạt giải Khuyến khích: “Nghiên cứu công nghệ phục hồi máy nén khí trục vít công nghiệp không dầu, từng bước tự chủ và giảm phụ thuộc chính sách độc quyền của nhà sản xuất”. Công trình này của nhóm tác giả: ông Trương Phương Nam - Đội trưởng đội Thiết bị vận chuyển xưởng Cơ khí, ông Nguyễn Anh Khoa - Phó quản đốc xưởng Cơ khí và các cộng sự.

z5225441917864_af727d0458e282f7f90f0d1f8118165e.jpg
Ông Nguyễn Anh Khoa - Phó quản đốc xưởng Cơ khí và các cộng sự

Công trình đã tìm ra giải pháp kỹ thuật, làm chủ công nghệ sửa chữa phục hồi dòng sản phẩm máy nén khí công nghiệp không dầu độc quyền của nhà sản xuất máy nén Atlas Copco tại Phân bón Cà Mau. Đây là công trình từ trước đến nay chưa đơn vị nào thực hiện được. Công trình tạo tiền đề cơ sở cho việc áp dụng giải pháp thực hiện phục hồi các đầu nén còn lại trong nhà máy Đạm Cà Mau nói riêng, các đơn vị khác nói chung.

Sự công nhận của VIFOTEC 2023 là minh chứng rõ ràng cho sự xuất sắc, dám nghĩ dám làm và không ngừng cố gắng của đội ngũ nhân viên PVCFC. Đây cũng là động lực mạnh mẽ để đội ngũ nhân sự PVCFC tiếp tục nghiên cứu đổi mới và sáng tạo, đưa ra những sản phẩm có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường.

Chinh phục giải thưởng VIFOTEC vừa qua và sắp tới đây là nhận trao thưởng từ Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Việt Nam là dấu ấn về hành trình đổi mới và sáng tạo của đội ngũ CBCNV Phân bón Cà Mau. Đây là dấu ấn nổi bật Công ty chào mừng kỷ niệm 13 năm Ngày thành lập Công ty. Từ đó thêm khẳng định về năng lực của đội ngũ vận hành, bảo dưỡng hiện có, góp phần vào sự phát triển bền vững hơn, thịnh vượng hơn của Công ty.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phân bón Cà Mau tự hào nhận Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO