Trung Quốc đang bước vào năm thứ 6 trong cuộc chiến về ô nhiễm để cố gắng đảo ngược thiệt hại từ hơn ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng và làm mất lòng tin của công chúng về tình trạng không khí, đất và nước.
Trong báo cáo công việc hàng năm của chính phủ Trung Quốc gửi tới quốc hội vào ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố đất nước sẽ tiếp tục “đẩy mạnh phòng chống và kiểm soát ô nhiễm” trong năm nay.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải rất vất vả để đạt được các mục tiêu trong những tháng gần đây, đặc biệt là tại 39 thành phố thuộc khu vực kiểm soát ô nhiễm quan trọng ở phía Bắc Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc và Đồng bằng Fenwei. Theo phân tích dữ liệu chính thức, nồng độ trung bình của các hạt PM2.5 trong không khí đã tăng 40% trong tháng 2, đạt 108 microgam trên mét khối (mcg/m3) trong khu vực.
Anyang ở tỉnh Hà Nam một lần nữa là thành phố ô nhiễm nhất trong số 39 thành phố trên, với nồng độ PM2.5 đạt 163 mcg/m3, tăng 60% so với một năm trước. Đặc biệt, PM2.5 tại Anyang vượt quá 500 mcg/m3tại một thời điểm trong tháng.
Theo tiêu chuẩn mới, mật độ của những hạt vi mô nguy hiểm này không được vượt quá 35 mcg/m3. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mức trung bình hàng năm không quá 10 mcg/m3.
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho rằng thời tiết không thuận lợi đã gây ra sự suy giảm chất lượng không khí vào tháng 2 vừa qua. “Hiệu ứng El Nino yếu kém và nhiệt độ và độ ẩm tăng lên khiến cho việc phát tán khí thải khó khăn hơn sau ngày 19/2” – Bộ này cho biết thêm.
Tuy nhiên, Bộ này cũng cho rằng Lễ hội pháo hoa và việc các nhà máy hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm gia tăng.
“Chất lượng không khí tồi tệ trong nửa cuối tháng 2/2019 một phần là do sự gia tăng liên tục của ngành công nghiệp nặng và nhà máy điện than trong khu vực” - ông Lauri Myllyvirta, chuyên gia ô nhiễm không khí của Greenpeace cho biết.
Theo tính toán của Reuters, chỉ có 6 trong số 39 thành phố đã trải qua sự giảm tổng nồng độ PM2.5 trong giai đoạn kiểm soát ô nhiễm từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 2 năm nay. Nồng độ trung bình của hạt này trong giai đoạn này tăng 13%, đến 88 mcg/m3.
Các thành phố đang chịu áp lực phải cắt giảm ít nhất 3% nồng độ PM2.5 hàng năm từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây cho biết Trung Quốc sẽ cắt giảm 3% các chất ô nhiễm chính như sulfur dioxide và nitơ oxit trong năm nay. Theo ông, Trung Quốc cũng sẽ tìm cách làm giảm mật độ PM2.5 liên tục trong các lĩnh vực quan trọng, tuy nhiên ông không đưa ra các mục tiêu cụ thể.