(TN&MT) - Sau nhiều năm nỗ lực quy hoạch, bảo tồn, nâng cấp, Công viên Địa chất (CVĐC) Non Nước Cao Bằng vừa được UNESCO thông qua, trở thành CVĐC Toàn cầu UNESCO thứ 5 của Đông Nam Á và thứ 2 của Việt Nam.
Đây ghi nhận của UNESCO về cảnh quan đa dạng phong phú, giá trị văn hóa tinh thần của khu vực Non nước Cao Bằng. Điều này sẽ tạo điều kiện để tỉnh phát triển bền vững về các mặt kinh tế và xã hội, góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.Di sản quý giá về thiên
CVĐC toàn cầu Non Nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2 trên địa bàn các huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An, Nguyên Bình. Với nhiều giá trị địa chất - địa mạo nổi bật, tầm cỡ quốc tế, tỉnh ta đã xác định cần xây dựng và phát triển CVĐC non nước Cao Bằng lên một tầm cao mới, trở thành CVĐC toàn cầu non nước Cao Bằng, để trong tương lai CVĐC sẽ là thương hiệu của du lịch Cao Bằng.
CVĐC toàn Non Nước là một miền đất hiếm có, nơi có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích được bảo vệ ở nơi đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa và đá siêu mafic, mặt đứt gãy trong đá vôi, hệ thống hồ liên thông và các hang động, khoáng sản thiếc, vonfram…, đặc biệt là các cảnh quan karst, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất và mang ý nghĩa là những di sản địa chất, địa mạo và hang động nổi bật. CVĐCTC Non Nước Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt Thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.Đặc biệt, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và phân vùng đa dạng sinh học cho thấy, Cao Bằng là một trong số ít các địa phương ở Việt Nam còn tương đối giàu có về tài nguyên đa dạng sinh học. Theo đó, địa bàn tỉnh Cao Bằng có 10 hệ sinh thái khác nhau thuộc 2 nhóm chính: Hệ sinh thái tự nhiên, tổng diện tích 499.604,26 ha; hệ sinh thái nhân tạo, tổng diện tích 170.738 ha. Hệ động, thực vật đa dạng, trong đó hệ thực vật có: hệ thực vật bậc thấp, với 192 loài tảo, gần 400 loài nấm; thực vật bậc cao, với 1.862 loài thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, 97 loài quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Hệ động vật gồm nhóm động vật có xương sống (thú có 105 loài thuộc 67 giống, 29 họ, 9 bộ) và nhóm động vật không xương sống (côn trùng có 642 loài).
Cao Bằng có 24 nguồn gen cây trồng đặc sản, gồm: 10 nguồn gen về cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nếp hương Xuân Trường, lúa nếp Pì Pất, bí thơm Thạch An, đậu nho nhe...; 9 nguồn gen cây ăn quả, như: mận máu Bảo Lạc, quýt Trà Lĩnh, cam Trưng Vương, lê Đông Khê, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ Trùng Khảnh...; 2 nguồn gen cây lâm nghiệp là trúc sào, mác rạc; 3 nguồn gen cây lâu năm là: mác mật, chè đắng, chè Phja Đén; 10 giống động vật nuôi bản địa, chất lượng tốt cần được bảo tồn: bò Mông, lợn đen Táp Ná, gà xương đen, ngựa Nước Hai, chó lùn Bảo Lạc...
Ngoài ra, Cao Bằng còn có 32 nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/BNN của Bộ NN&PTNT, như: Bạc Bát, qua lâu trứng, đậu nho nhe, đậu khía, khẩu mèo... Hiện nay, Cao Bằng có 3 loại hình khu bảo tồn đang hoạt động, gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oắc - Phja Đén, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh vượn Cao Vít (Trùng Khánh), Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Hạ Lang...
CVĐC Toàn cầu Non Nước Cao Bằng có thể nói là xứ sở của các hang động, trong đó đa số là các hang phát triển ngang, dài và rộng cùng hệ thống nhũ, măng, cột, rèm, riềm đá... vô cùng đồ sộ, phong phú, đẹp mắt và hầu hết còn đang được bảo tồn tốt. Theo kết quả nghiên, từ năm 2003 đến nay, đã phát hiện gần 200 hang động trên phạm vi CVĐC non nước Cao Bằng, trong đó, ít nhất có khoảng 50 hang có triển vọng du lịch, như: động Ngườm Ngao, đông Ki lu, hang Dơi...
Điểm đến của thế giới
CVĐC Non Nước Cao Bằng có những nét hoàn toàn khác biệt. Quá trình karst (hiện tượng phong hóa đặc trưng của miền núi đá vôi) trên Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu còn đang ở giai đoạn trẻ thì ở Cao Bằng đã ở giai đoạn “trưởng thành” và “già”. Quá trình karst hóa sâu rộng đã sản sinh ra nhiều diện tích đất màu mỡ, phì nhiêu, cộng với điều kiện khí hậu khá ôn hòa, ít xảy ra thiên tai, hạn hán, lụt lội, sạt lở…
Nhiều điểm di sản địa chất (DSĐC) có giá trị đã được chuyên gia UNESCO xác định là: Đứt gãy sâu Cao Bằng - Tiên Yên: Ranh giới kiến tạo giữa hai đới cấu trúc Hạ Lang ở phía Đông Bắc và Sông Hiến ở Tây Nam; Hồ Thang Hen (huyện Trà Lĩnh), hang luồn, địa hình karst sót dạng tháp, chóp xen kẽ chuỗi thung lũng karst; Cao nguyên karst, cảnh quan karst già ở khu vực Lục Khu huyện Hà Quảng; Bazan cầu gối đèo Mã Phục; Cảnh quan karst già; Dịch trượt bằng ở huyện Quảng Uyên; Mặt cắt Neogen chứa than tại thành phố Cao Bằng, thị trấn Nước Hai (huyện Hòa An); Hang Pác Bó, khối karst trẻ dạng chóp, hình thang, thung lũng chữ V, vách đứt gãy... ở khối karst Lục Khu (huyện Hà Quảng); Hang luồn, cánh đồng karst ở Hồng Định, huyện Quảng Uyên; Thung lũng treo điển hình, ngấn nước cổ trên vách đá vôi ở huyện Thông Nông... Trong đó, hai giá trị Di sát địa chất của CVĐC non nước Cao Bằng có ý nghĩa quốc tế đã được công nhận từ Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (IUGS – International Union of Geological Sciences), đó là Vết đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên và các trầm tích được hình thành cách đây hơn 500 triệu năm - bằng chứng cho sự kiện tuyệt chủng sinh quyển.
Có thể thấy, CVĐC Toàn cầu Non Nước Cao Bằng là miền đất hiếm có, nơi khách du lịch không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây.
Ở Cao Bằng còn tồn tại sự giao thoa văn hóa của 8 dân tộc (Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh, Hoa), mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo riêng. Bên cạnh đó là rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, trong đó, có Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài; Di tích Quốc gia Đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo - nơi năm 1944 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay.
Những nét đặc biệt riêng có về thiên nhiên hòa trong môi trường văn hóa đa dạng cộng với sự chủ động khai thác có kế hoạch từ phía chính quyền chính là những nguồn lực quý giá giúp địa phương khai thác tiềm năng trong phát triển du lịch.
Đây ghi nhận của UNESCO về cảnh quan đa dạng phong phú, giá trị văn hóa tinh thần của khu vực Non nước Cao Bằng. Điều này sẽ tạo điều kiện để tỉnh phát triển bền vững về các mặt kinh tế và xã hội, góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.Di sản quý giá về thiên
CVĐC toàn cầu Non Nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2 trên địa bàn các huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An, Nguyên Bình. Với nhiều giá trị địa chất - địa mạo nổi bật, tầm cỡ quốc tế, tỉnh ta đã xác định cần xây dựng và phát triển CVĐC non nước Cao Bằng lên một tầm cao mới, trở thành CVĐC toàn cầu non nước Cao Bằng, để trong tương lai CVĐC sẽ là thương hiệu của du lịch Cao Bằng.
CVĐC toàn Non Nước là một miền đất hiếm có, nơi có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích được bảo vệ ở nơi đây. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa và đá siêu mafic, mặt đứt gãy trong đá vôi, hệ thống hồ liên thông và các hang động, khoáng sản thiếc, vonfram…, đặc biệt là các cảnh quan karst, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất và mang ý nghĩa là những di sản địa chất, địa mạo và hang động nổi bật. CVĐCTC Non Nước Cao Bằng còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt Thác Bản Giốc, một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.Đặc biệt, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và phân vùng đa dạng sinh học cho thấy, Cao Bằng là một trong số ít các địa phương ở Việt Nam còn tương đối giàu có về tài nguyên đa dạng sinh học. Theo đó, địa bàn tỉnh Cao Bằng có 10 hệ sinh thái khác nhau thuộc 2 nhóm chính: Hệ sinh thái tự nhiên, tổng diện tích 499.604,26 ha; hệ sinh thái nhân tạo, tổng diện tích 170.738 ha. Hệ động, thực vật đa dạng, trong đó hệ thực vật có: hệ thực vật bậc thấp, với 192 loài tảo, gần 400 loài nấm; thực vật bậc cao, với 1.862 loài thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, 97 loài quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Hệ động vật gồm nhóm động vật có xương sống (thú có 105 loài thuộc 67 giống, 29 họ, 9 bộ) và nhóm động vật không xương sống (côn trùng có 642 loài).
Cao Bằng có 24 nguồn gen cây trồng đặc sản, gồm: 10 nguồn gen về cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nếp hương Xuân Trường, lúa nếp Pì Pất, bí thơm Thạch An, đậu nho nhe...; 9 nguồn gen cây ăn quả, như: mận máu Bảo Lạc, quýt Trà Lĩnh, cam Trưng Vương, lê Đông Khê, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ Trùng Khảnh...; 2 nguồn gen cây lâm nghiệp là trúc sào, mác rạc; 3 nguồn gen cây lâu năm là: mác mật, chè đắng, chè Phja Đén; 10 giống động vật nuôi bản địa, chất lượng tốt cần được bảo tồn: bò Mông, lợn đen Táp Ná, gà xương đen, ngựa Nước Hai, chó lùn Bảo Lạc...
Ngoài ra, Cao Bằng còn có 32 nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/BNN của Bộ NN&PTNT, như: Bạc Bát, qua lâu trứng, đậu nho nhe, đậu khía, khẩu mèo... Hiện nay, Cao Bằng có 3 loại hình khu bảo tồn đang hoạt động, gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oắc - Phja Đén, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh vượn Cao Vít (Trùng Khánh), Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Hạ Lang...
CVĐC Toàn cầu Non Nước Cao Bằng có thể nói là xứ sở của các hang động, trong đó đa số là các hang phát triển ngang, dài và rộng cùng hệ thống nhũ, măng, cột, rèm, riềm đá... vô cùng đồ sộ, phong phú, đẹp mắt và hầu hết còn đang được bảo tồn tốt. Theo kết quả nghiên, từ năm 2003 đến nay, đã phát hiện gần 200 hang động trên phạm vi CVĐC non nước Cao Bằng, trong đó, ít nhất có khoảng 50 hang có triển vọng du lịch, như: động Ngườm Ngao, đông Ki lu, hang Dơi...
Điểm đến của thế giới
CVĐC Non Nước Cao Bằng có những nét hoàn toàn khác biệt. Quá trình karst (hiện tượng phong hóa đặc trưng của miền núi đá vôi) trên Cao nguyên đá Đồng Văn chủ yếu còn đang ở giai đoạn trẻ thì ở Cao Bằng đã ở giai đoạn “trưởng thành” và “già”. Quá trình karst hóa sâu rộng đã sản sinh ra nhiều diện tích đất màu mỡ, phì nhiêu, cộng với điều kiện khí hậu khá ôn hòa, ít xảy ra thiên tai, hạn hán, lụt lội, sạt lở…
Nhiều điểm di sản địa chất (DSĐC) có giá trị đã được chuyên gia UNESCO xác định là: Đứt gãy sâu Cao Bằng - Tiên Yên: Ranh giới kiến tạo giữa hai đới cấu trúc Hạ Lang ở phía Đông Bắc và Sông Hiến ở Tây Nam; Hồ Thang Hen (huyện Trà Lĩnh), hang luồn, địa hình karst sót dạng tháp, chóp xen kẽ chuỗi thung lũng karst; Cao nguyên karst, cảnh quan karst già ở khu vực Lục Khu huyện Hà Quảng; Bazan cầu gối đèo Mã Phục; Cảnh quan karst già; Dịch trượt bằng ở huyện Quảng Uyên; Mặt cắt Neogen chứa than tại thành phố Cao Bằng, thị trấn Nước Hai (huyện Hòa An); Hang Pác Bó, khối karst trẻ dạng chóp, hình thang, thung lũng chữ V, vách đứt gãy... ở khối karst Lục Khu (huyện Hà Quảng); Hang luồn, cánh đồng karst ở Hồng Định, huyện Quảng Uyên; Thung lũng treo điển hình, ngấn nước cổ trên vách đá vôi ở huyện Thông Nông... Trong đó, hai giá trị Di sát địa chất của CVĐC non nước Cao Bằng có ý nghĩa quốc tế đã được công nhận từ Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (IUGS – International Union of Geological Sciences), đó là Vết đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên và các trầm tích được hình thành cách đây hơn 500 triệu năm - bằng chứng cho sự kiện tuyệt chủng sinh quyển.
Có thể thấy, CVĐC Toàn cầu Non Nước Cao Bằng là miền đất hiếm có, nơi khách du lịch không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất qua các dấu tích còn lại ở đây.
Ở Cao Bằng còn tồn tại sự giao thoa văn hóa của 8 dân tộc (Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh, Hoa), mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo riêng. Bên cạnh đó là rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, trong đó, có Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài; Di tích Quốc gia Đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo - nơi năm 1944 Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay.
Những nét đặc biệt riêng có về thiên nhiên hòa trong môi trường văn hóa đa dạng cộng với sự chủ động khai thác có kế hoạch từ phía chính quyền chính là những nguồn lực quý giá giúp địa phương khai thác tiềm năng trong phát triển du lịch.
Từ năm 2010, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã tiến hành các nghiên cứu về di sản địa chất ở tỉnh Cao Bằng nhằm hướng tới thành lập CVĐC. Đến năm 2015, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã đề xuất với UBND tỉnh Cao Bằng thành lập CVĐC Non Nước Cao Bằng. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp với UBND, các Sở, ban, ngành và cộng đồng địa phương tỉnh Cao Bằng trong việc khảo sát nghiên cứu các di sản địa chất và các di sản khác; triển khai xây dựng xây dựng hồ sơ xin công nhận CVĐC Non Nước Cao Bằng là CVĐCTC trình UNESCO vào tháng 11/2016. Với sự tư vấn của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, UBND tỉnh Cao Bằng đã mời chuyên gia quốc tế tư vấn trong việc xây dựng CVĐC Non Nước Cao Bằng. Uỷ ban UNESCO Việt Nam và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng trong tiến trình thẩm định hồ sơ của các chuyên gia Quốc tế vào tháng 7 năm 2017 và bảo vệ thành công hồ sơ trước Hội đồng CVĐCTC vào tháng 9/2017. |