Những người mắc bệnh hen suyễn nên làm gì trong đại dịch COVID-19?

Mai Đan| 09/04/2020 20:46

(TN&MT) - Virus corona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19 rất đáng lo ngại đối với 2,7 triệu người Australia bị hen suyễn. Cứ 9 người lại có gần 1 người hen suyễn.

Nhiễm trùng đường hô hấp do virus, đặc biệt là những bệnh gây cảm lạnh thông thường, thường gây ra cơn hen suyễn. Chúng là lý do chính cho các cơn hen suyễn ở cả trẻ em và người lớn trong mùa thu và mùa đông.

Vì vậy, đó là điều rất bình thường khi những người mắc bệnh hen lo sợ rằng họ có thể gặp nhiều rủi ro hơn trong đại dịch COVID-19.

Những người mắc bệnh hen suyễn nên làm gì trong đại dịch COVID-19?

Mặc dù việc những người mắc bệnh hen suyễn có dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn không nếu họ mắc COVID-19 còn chưa rõ ràng nhưng đối với một số người bị hen, bệnh hen suyễn giúp họ giảm thiểu tác động của việc lây nhiễm vius.

Kiểm soát cơn hen tốt

Hen phế quản là một bệnh đa kiểu hình, thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Đối với hầu hết người lớn và một số trẻ em bị hen suyễn, tình trạng này thường kéo dài.

Viêm đường hô hấp vẫn tồn tại theo thời gian, thậm chí giữa các cơn cấp tính và góp phần đáng kể vào các triệu chứng hàng ngày đối với một số người.

Nếu viêm đường hô hấp không được điều trị, nó có thể khiến đường thở hẹp dần. Chức năng phổi bình thường có thể mất đi.

Việc “kiểm soát cơn hen tốt" là điểm khởi đầu quan trọng để giảm nguy cơ của người bị hen phế quản.

Điều đó bao gồm: Có rất ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng hàng ngày; không thức dậy vào ban đêm; không có cơn hen; chức năng phổi tốt.

Nếu có thể kiểm soát những điều trên, người bị hen phế quản có thể thực hiện tất cả các hoạt động hàng ngày bình thường mà không gặp phải giới hạn nào.

Muốn kiểm soát cơn hen tốt, cần sử dụng thuốc thường xuyên, gồm cả thuốc giảm đau và thuốc phòng ngừa.

Thuốc giảm đau và thuốc phòng ngừa

Thuốc giảm đau là thuốc giãn phế quản, có nghĩa là chúng hành động nhanh chóng để giúp giãn các cơ trong đường thở và mở đường thở để cho phép người bị bệnh có thể thở bình thường.

Salbutamol (Ventolin hoặc Asmol) cho đến nay được biết đến nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi, điển hình là thuốc hít khí dung (thường được gọi là thuốc xịt).

Thuốc phòng ngừa bao gồm Breo, Symbicort, Flutiform, Seretide và Flixotide.

Các loại thuốc trị hen suyễn phổ biến nhất được sử dụng ở Australia có chứa một loại thuốc corticosteroid đường hít (có tác dụng chống viêm) và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài - thuốc điều trị triệu chứng. Đó là sự kết hợp lý tưởng.

Sử dụng thuốc phòng ngừa đúng cách có thể dẫn đến rất ít triệu chứng mà bạn có thể không cần dùng thuốc giảm đau trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Những người được kê đơn thuốc điều trị hen suyễn thường xuyên nên tiếp tục dùng chúng trong suốt mùa COVID-19 để tăng cường sự chống chọi trong đại dịch. Dừng các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát kém và có nguy cơ bị tấn công nghiêm trọng hoặc thậm chí nhập viện.

Dân đổ xô mua thuốc về dự trữ

Đáng buồn thay, đã có một hoạt động gần đây đối với thuốc giảm đau salbutamol tại các hiệu thuốc trên nước Australia. Mặc dù việc mọi người kiểm tra hạn sử dụng trên hộp đựng salbutamol là rất quan trọng nhưng không cần phải dự trữ loại thuốc này.

Nếu bệnh nhân không đổ xô đi mua thuốc, sẽ càng có nhiều khả năng sẵn thuốc salbutamol cho những người cần nó.

Giữ sức khỏe, giảm thiểu rủi ro

Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát với bất kỳ loại virus đường hô hấp nào, bao gồm cả virus corona, Giáo sư Christine Jenkins, chủ tịch Tổ chức Phổi Australia và là bác sĩ hô hấp hàng đầu khuyến cáo mọi người nên uống thuốc phòng bệnh mỗi ngày theo quy định; đảm bảo thuốc salbutamol không hết hạn; kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo kiểm soát bệnh hen suyễn tốt nhất có thể và các loại thuốc và liều hiện tại phù hợp; đảm bảo có kế hoạch hành động chống hen suyễn và luôn mang theo bên người; nhớ tiêm phòng cúm.

Các kế hoạch hành động bằng văn bản sẽ giúp người mắc bệnh hen suyễn có thể điều trị nếu các triệu chứng xấu đi. Những kế hoạch này cung cấp hướng dẫn về thời điểm bắt đầu các phương pháp điều trị bổ sung, chẳng hạn như quá trình điều trị bằng thuốc kháng viêm corticosteroid hoặc khi nào cần liên hệ với bác sĩ.

Việc “kiểm soát cơn hen tốt" là điểm khởi đầu quan trọng để giảm nguy cơ của người bị hen phế quản. Ảnh minh họa

Bác sĩ gia đình cũng có thể giúp người mắc bệnh hen phế quản nhận ra các triệu chứng sớm của cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh, đồng thời vạch ra một kế hoạch mới và thảo luận biện pháp tốt nhất để kiểm soát cơn hen khi các triệu chứng nặng hơn.

Kế hoạch hành động cũng nên bao gồm lời khuyên về sử dụng thuốc giảm đau khi cơn hen bùng phát.

Trong đại dịch SARS đầu tiên vào năm 2003, các nhân viên y tế đã bị bệnh do tiếp xúc với các quy trình sản xuất khí dung như thuốc giãn phế quản.

Theo Giáo sư Christine Jenkins, SARS-CoV-2, loại virus gây đại dịch COVID-19 hiện nay, có thể lây lan nhanh chóng theo cách này và vì vậy không nên sử dụng máy phun sương để điều trị các cơn hen tại nhà hoặc tại bệnh viện.

Kiểm soát hen tốt tối đa hóa khả năng nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nó không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ có thể nhiễm bệnh nghiêm trọng.

"Nếu thuốc hen suyễn thông thường của bạn không hiệu quả với bạn, hãy tìm tư vấn y tế kịp thời. Trong khi đó, hãy tiếp tục làm tất cả những gì có thể để giảm nguy cơ nhiễm COVID-19 ngay từ đầu bằng cách giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên.

Theo Tổng hợp từ Science Alert
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người mắc bệnh hen suyễn nên làm gì trong đại dịch COVID-19?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO