Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận 'cất cánh'

Theo Chinhphu.vn | 31/08/2022 19:18

Thắng cảnh tự nhiên chạy dọc theo 192 km bờ biển và nhiều hòn đảo lớn nhỏ hoang sơ trong vùng lãnh hải 52.000 km2, cùng với đó là hàng loạt dự án về hạ tầng cơ sở, giao thông sẽ là cơ hội tuyệt vời để ngành du lịch Bình Thuận phát triển.

Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận

Bình Thuận có thắng cảnh tự nhiên chạy dọc theo 192 km bờ biển và nhiều hòn đảo lớn nhỏ hoang sơ trong vùng lãnh hải 52.000 km2 - Ảnh: VGP/Lê Phạm

Từ lợi thế thiên nhiên…

Là tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ, Bình Thuận là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bình Thuận cũng là giao điểm nối liền với các trung tâm du lịch lớn của khu vực phía nam như Nha Trang, Đà Lạt, TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu…

Đặc biệt, thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Bình Thuận 192 km bờ biển cùng nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành cùng với đó là các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là tiềm năng to lớn để Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận 'cất cánh' - Ảnh 2.

Dự án NovaWorld Phan Thiet đang được đưa vào khai thác sẽ góp phần cho du lịch của tỉnh Bình Thuận phát triển - Ảnh: VGP/Lê Phạm

Đến sự đầu tư bài bản về cơ sơ hạ tầng

Bên cạnh những tiềm năng thiên nhiên sẵn có, Bình Thuận đã và đang triển khai hàng loạt cơ sở hạ tầng về giao thông, khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô để tạo đà cho kinh tế và du lịch của tỉnh cất cánh.

Trước tiên phải kể đến Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, mặt đường rộng hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h được khởi công ngày 30/9. Dự án có vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ TPHCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết. Cao tốc cũng sẽ kết nối với sân bay Long Thành, giúp cho du khách từ sân bay quốc tế về Phan Thiết thuận tiện và nhanh chóng hơn, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TPHCM - Long Thành - Phan Thiết.

Tiếp đến, tỉnh Bình Thuận đã hoàn tất thủ tục đầu tư và đang xúc tiến hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tiến tới giai đoạn chuẩn bị khởi công. Khi hoàn thành, sân bay Phan Thiết là động lực phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Riêng với thị trường du lịch, sân bay Phan Thiết sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển từ các tỉnh miền Bắc nhờ đường bay thẳng.

Sân bay này hoàn thành cũng là một cú hích, mang một lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm tại các dự án đô thị du lịch trên địa bàn tỉnh, đơn cử như NovaWorld Phan Thiết-siêu thành phố biển du lịch sức khoẻ có quy mô đến 1.000 ha, góp phần ghi dấu Bình Thuận trên bản đồ thế giới và khu vực.

Đến nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay và đài dẫn đường đã cơ bản hoàn thành; các nhà thầu đang khẩn trương san lấp mặt bằng, thi công đường băng, đường lăn; nhà đầu tư và các đơn vị liên quan đang phối hợp triển khai các bước tiếp theo của dự án. Đặc biệt, ngày 30/8 vừa qua, trong chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho dự án sân bay Phan Thiết.

Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận 'cất cánh' - Ảnh 3.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc cho dự án sân bay Phan Thiết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp đến, hàng loạt các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp của tỉnh đã và đang được đưa vào khai thác cũng như triển khai sẽ làm tiền đề cho kinh tế - du lịch của tỉnh phát triển nhanh.

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, đến tháng 7/2022, toàn tỉnh có 382 dự án đầu tư du lịch (trong đó có 188 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh) với tổng vốn đăng ký 70.000 tỷ đồng, tổng diện ích đất 6.300 ha.

Toàn tỉnh hiện có 600 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với 17.500 phòng; 550 căn hộ và 315 biệt thự cho thuê, đảm bảo phục vụ đa dạng các dòng du khách vào cùng một thời điểm.

Với tất cả những tiềm năng và cơ hội nêu trên, định hướng chiến lược là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ là mục tiêu rất gần của tỉnh Bình Thuận.

Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận

Cụm sân golf PGA độc quyền đã vận hành tại NovaWorld Phan Thiet giải quyết nhiều lao động cho địa phương - Ảnh: VGP/Lê Phạm

Tạo ra nhiều việc làm cho người dân

Hiện nay toàn tỉnh Bình Thuận khoảng 25.000 lao động ngành du lịch, trong đó, khoảng 70% lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, con số này đang được kỳ vọng sẽ tăng cao trong 1 đến 2 năm tới khi hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng du lịch lớn của tỉnh bắt đầu khai thác. Điều này không chỉ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mà việc thu hút khách du lịch đến địa phương sẽ là tiền đề để các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, số khách du lịch tăng 39,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch đạt gần 4.500 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt với sự đi vào vận hành của các dự án nghỉ dưỡng bất động sản du lịch như NovaWorld Phan Thiết, Novahill Mũi Né… thì thời gian lưu trú của khách ngày càng dài hơn, tỉ lệ du khách quay trở lại cao hơn.

Đánh giá về vai trò phát triển du lịch nói chung và các dự án nghỉ dưỡng du lịch nói riêng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị và truyền thông, Tổng công ty Lữ hành Saigontourist cho biết, hơn 5 năm vừa qua, nhu cầu về nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp của khách du lịch tăng gần 200% so với trước đây. Từ đó, cần có một lượng lao động tương ứng để đáp ứng các nhu cầu của ngành và đây chính là cơ hội để tạo thêm nhiều công việc cho người dân địa phương.

"Có thể nói trong mấy năm qua tại Việt Nam đã có rất nhiều dự án lớn đã và đang được đầu tư và đáp ứng các tiêu chí cho du lịch xanh. Một dự án mà theo tôi đang được các công ty lữ hành đánh giá và kỳ vọng cao đó là dự án Novaworld Phan Thiết với hơn 1.000 ha cùng hệ thống sân golf, nhiều mảng xanh cùng các khu vui chơi, giải trí, ẩm thực, du thuyền hạng sang sẽ tạo ra nhiều công việc, vị trí việc làm khác nhau cho người dân hơn nữa", bà Trà cho biết.

Bà Nguyễn Bạch Kim Vy, Phó Tổng Giám đốc vận hành NovaGroup cho biết, là một doanh nghiệp lớn đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng tại nhiều địa phương ở phía nam, trên chặng đường sắp tới, NovaGroup tự tin mang đến việc làm và thu nhập cho 240.000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp khi các dự án mà doanh nghiệp đi vào hoạt động, từ đó đóng góp lớn cho an sinh xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Đơn cử như tại Bình Thuận (là một địa phương mà NovaGroup đầu tư với quy mô sâu rộng, bài bản), đô thị NovaWorld Phan Thiet của NovaGroup hiện đang có hàng chục nghìn lao động bao gồm công nhân, kỹ sư xây dựng, nhân sự trong ngành dịch vụ… và sẽ còn tăng rất nhiều trong thời gian tới khi các tiện ích dần đưa vào vận hành.

Doanh nghiệp này cũng đang tích cực tổ chức các sự kiện tuyển dụng và đào tạo nhân sự tại địa phương. Chẳng hạn, hồi tháng 3/2022, sự kiện tuyển dụng nhân sự NovaGroup quy mô lớn tại Bình Thuận đã diễn ra ở Centara Mirage Resort Mui Ne, thu hút đông đảo ứng viên cho nhiều vị trí khác nhau.

Bà Võ Thị Cao Ly, Phó Tổng Giám đốc Novaland cho biết, Dự án NovaWorld Phan Thiet và các cụm khách sạn, resort khác của Tập đoàn cũng đang ráo riết tuyển dụng hàng nghìn nhân sự. Novaland luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bà Ly cũng chia sẻ, Tập đoàn đang triển khai xây dựng 10.000 đơn vị nhà ở cho cán bộ nhân viên lao động tại các dự án của mình để họ có chỗ ở ổn định, an tâm làm việc.

Với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ USD cùng quy mô 1.000 ha, NovaWorld Phan Thiet được kỳ vọng sẽ là "sản phẩm du lịch mới" với hàng trăm tiện ích như hệ thống bệnh viện, thẩm mỹ viện, phòng khám, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo chuẩn quốc tế với mục tiêu đưa nơi đây thành điểm đến chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, nghỉ dưỡng hưu trí đẳng cấp trong khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều tiềm năng và cơ hội để du lịch Bình Thuận 'cất cánh'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO