Theo đó, tần suất quan trắc môi trường không khí bằng phương thức quan trắc định kỳ và tự động, liên tục được tăng cường. Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia được đẩy mạnh triển khai.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu |
Cơ sở dữ liệu về môi trường làng nghề trong cả nước được xây dựng và hoàn thiện. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được đơn giản hóa. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai đã giảm. Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả chung, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, việc thực hiện quy định về môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề chưa nghiêm, nhất là xử lý nước thải còn hạn chế.
Ô nhiễm tại lưu vực sông, các sông, hồ, ao, kênh mương trong các đô thị, khu vực khai thác khoáng sản chậm được xử lý.
Ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, có thời điểm vượt ngưỡng an toàn.
Hệ thống quan trắc, hệ thống thông tin và xử lý số liệu, phân tích dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu còn hạn chế.
Tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông vẫn diễn ra. Công tác phối hợp trong quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản hiệu quả chưa cao…
Các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 6/11 |
Những vấn đề tồn tại trên, với sự đồng hành của Quốc hội, quyết tâm của Chính phủ, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế và quyết tâm thực hiện để công tác quản lý tài nguyên và môi trường ngày càng hiệu quả hơn.