Biển đảo

Nghĩ xanh, làm xanh, sống xanh để giữ biển xanhBài 2: Từ nhận thức đến hành động

Lê Thị Hảo 21/11/2024 - 19:49

(TN&MT) - “Hành động phải bắt đầu từ nhận thức”. Với mong muốn học sinh sẽ là cấu nối tuyên truyền tới phụ huynh và người thân của các em, chúng tôi phát tờ rơi cho các em, các thông tin trong tờ rơi được thiết kế trực quan, sinh động

Để tiếp nối, làm rõ hơn câu chuyện nghĩ xanh, sống xanh, hành động xanh của người dân Quảng Phú, mời bạn theo chân chúng tôi về với vùng đất khó “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, về với Trường THCS Quảng Phú, để đồng hành với thầy trò chúng tôi và các phụ huynh trong những hoạt động truyền thông sáng tạo nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường biển theo phương châm 3T “Tiết giảm - Tái chế - Tái sử dụng”.

Thấm nhuần nguyên lý hành động phải bắt đầu từ nhận thức, bằng kiến thức tự học hỏi, tìm tòi có được, được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu, tôi đã thành lập các Câu lạc bộ truyền thông trong nhà trường thực hiện các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho các em học sinh bởi đây là lứa tuổi dễ tiếp nhận, dễ thay đổi hành vi, thói quen, hơn nữa các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên truyền tới người thân, gia đình, bạn bè, xã hội. Quá trình thực hiện, chúng tôi cũng phân tích cho các em và phụ huynh hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai của các em, bởi hành động của hôm nay chính là tương lai của ngày mai.

Ngay khi bắt tay vào các hoạt động truyền thông, chúng tôi tiến hành làm việc với các bên liên quan, tạo sự đồng thuận, kêu gọi sự tham gia đồng hành của phụ huynh và các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương với phương châm “Sáng kiến cá nhân, hành động tập thể”. Để tổ chức các hoạt động truyền thông đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ nhận thức, hiểu biết của các em học sinh và đề ra kế hoạch triển khai thực hiện tuyên truyền trong từng tuần, từng tháng.

Nhiều hoạt động truyền thông về rác thải nhựa sau đó đã được triển khai đồng loạt trong nhà trường như chiếu video về rác thải nhựa qua hệ thống tivi của 19/19 lớp, đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa vào nội dung sinh hoạt trong 15 phút sinh hoạt đầu buổi vào các ngày thứ 3 và thứ 5 trong tuần và được duy trì đều đặn trong các tháng, nội dung tuyên truyền bằng video, vừa dễ nhớ, dễ thực hiện, hình ảnh trực quan, sinh động gắn với các bộ phim hoạt hình tạo sự thích thú, tò mò cho các em học sinh.

373-202411211855011.png
373-202411211855012.png
Hình ảnh các em học sinh được xem video tuyên truyền về rác thải nhựa trong 15 phút sinh hoạt đầu buổi

Với mong muốn học sinh sẽ là cấu nối tuyên truyền tới phụ huynh và người thân của các em, chúng tôi phát tờ rơi cho các em, các thông tin trong tờ rơi được thiết kế trực quan, sinh động. Qua đó, phụ huynh và bản thân các em đều tiếp cận được rằng vì sao chúng ta phải hạn chế sử dụng đồ nhựa, cũng như tác hại của rác thải nhựa đối với sinh kế, môi trường và sự sống trên Trái đất. Hoạt động được các em học sinh hồ hởi đón nhận trong sự tò mò, thích thú cùng nhau tìm hiểu.

373-202411211855013.png
373-202411211855014.jpg
Hình ảnh các em học sinh đọc thông tin trong tờ rơi truyền thông

Các hoạt động ngoại khóa tạo sức lan tỏa cũng được Trường đẩy mạnh tổ chức với chủ đề “Ngày hội truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa” bằng hình thức tuyên truyền sáng tạo như nhảy Flashmob bài “Việt Nam tái chế”, “Này này phân loại rác đi nào”…, sân khấu hóa tiểu phẩm “Gia đình Phú Ông nói không với rác thải nhựa” nhằm tạo hứng thú, hài hước và đạt được hiệu quả cao trong việc tuyên truyền kiến thức cho các em học sinh. Kết thúc buổi tuyên truyền, chúng tôi kêu gọi các em học sinh trong Liên đội hãy cùng nhau thực hiện thông điệp “Học sinh THCS Quảng Phú nói không với rác thải nhựa”.

373-202411211855015.png
373-202411211855016.png
373-202411211855017.png
Những hình ảnh của Ngày hội truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa

Để khuyến khích phân loại rác, biến rác thành tài nguyên, trong buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai đầu tuần, công tác tập huấn, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn được tổ chức. Giáo viên và học sinh sẽ được tiếp cận kiến thức về phân loại rác như: Đối với rác thải hữu cơ, có thể ủ ngay tại gia đình ở các bãi đất trống, đào hố chôn lấp làm phân bón cho cây trồng; Đối với với rác thải nhựa, thu gom lại để bán cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường, tái chế - việc này giúp rác nhựa được xử lý đúng cách, kéo dài vòng đời sử dụng của nhựa, hạn chế lượng rác thải nhựa đổ ra biển; Đối với các loại rác khác, tập kết đúng quy định để đơn vị thu gom mang đi xử lý. Chúng tôi cũng tuyên truyền hạn chế việc đốt rác vì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường.

Đồng thời, tuyên truyền tới các em học sinh hạn chế sử dụng nhựa dung một lần như hộp xốp, cốc nhựa, ống hút nhựa (kể cả việc sử dụng các loại cốc giấy, ống hút giấy cũng cần cân nhắc vì đều sẽ thải bỏ ra môi trường)…, thay vào đó là sử dụng các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường như mang theo bình nước cá nhân, hộp đựng đồ ăn sử dụng nhiều lần, uống nước trực tiếp từ cốc hoặc bình nước cá nhân thay cho dùng ống hút…

373-202411211855018.png373-202411211855029.png

Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại rác thải tại nguồn và tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa trong sinh hoạt dưới cờ

Để giúp các em học sinh biết cách tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa trở thành các vật dụng có ích trong đời sống, các tiết dạy Stem tái chế rác thải nhựa đã được tổ chức đồng loạt ở 19/19 lớp với số tiết dạy bình quân 3 tiết/1 lớp. Qua đó, nhiều em học sinh đã biết tận dụng các hộp, chai lọ tạo thành các bình hoa, các vật dụng có ích trong đời sống. Các hoạt động trên được diễn ra trong các tuần lễ tái chế chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, tạo thành phong trào mang tính lan tỏa, tạo hiệu ứng xã hội tích cực có tính giáo dục cao, khích thích sự tìm tòi, sáng tạo từ các em học sinh.

373-2024112118550210.png373-2024112118550211.png373-2024112118550212.png373-2024112118550213.png

Những hình ảnh về tiết dạy Stem tái chế rác thải nhựa được các em học sinh hưởng ứng tham gia

Với phương châm học mà chơi, chơi mà học, chúng tôi đã tạo sân chơi cho các em học sinh được giao lưu, học hỏi, chia sẻ, khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo, tạo hiệu ứng truyền thông thông qua các cuộc thi tuyên truyền về rác thải nhựa được tổ chức như thi biểu diễn thời trang tái chế trong hội thi “Nét đẹp Đội viên”, hay hội thi “Vẽ tranh, triển lãm tranh vẽ” tuyên truyền về rác thải nhựa thu hút sự tham gia đông đảo từ các em học sinh với nhiều sản phẩm sáng tạo về nội dung, đẹp về hình thức. Nhiều bài tuyên truyền, thuyết minh có tính giáo dục cao, nhiều thông điệp có tính lan tỏa được các em học sinh kêu gọi mọi người hưởng ứng tham gia như “Hãy hành động vì đại dương xanh”, “Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của muôn loài”…

373-2024112118550214.png373-2024112118550215.png

373-2024112118550216.png373-2024112118550217.png

373-2024112118550218.png373-2024112118550319.png

Hình ảnh các em học sinh tham gia hội thi biểu diễn thời trang tái chế và triển lãm tranh vẽ về rác thải nhựa.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, các chiến dịch đổi rác thải nhựa lấy cây xanh, thu gom rác thải nhựa gây quỹ hành động, các chiến dịch chung tay làm sạch bờ biển cũng thường xuyên, liên tục được thực hiện trong các ngày “Thứ 7 tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”… Hoạt động đã thu hút sự tự nguyện, tự giác tham gia của đông đảo các Đoàn viên thanh niên, các em học sinh trong Liên đội.

373-2024112118550320.png373-2024112118550321.png

373-2024112118550322.jpg373-2024112118550323.jpg

Hình ảnh Chi Đoàn, các em học sinh tham gia các chiến dịch

Có thể nói, chỉ trong một thời gian đẩy mạnh hoạt động, truyền thông đã làm thay đổi nhận thức, hành vi trong học sinh và phụ huynh. Theo chia sẻ của em Lê Anh Thơ - học sinh lớp 7A: “Khi được tham gia các hoạt động truyền thông, em biết rằng rác thải nhựa phải mất hàng trăm năm, thậm chí là nghìn năm mới phân hủy, đó là một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu khiến đa dạng sinh học bị suy giảm, đe dọa tới sinh kế của ngư dân địa phương”. Còn chị Nguyễn Thị Thủy - phụ huynh của em Trần Việt Phong lớp 6A chia sẻ: “Hàng ngày thấy cháu thường mang bình nước cá nhân đi học và khuyên mẹ nên mua các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường để sử dụng thay cho các hộp nhựa, tôi hỏi “sao vậy Bi?” thì cháu trả lời phải làm như vậy để giảm ô nhiễm trắng. Tôi rất vui và mong rằng nhà trường sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em và có nhiều sáng kiến xanh thay cho các sản phẩm nhựa, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tạo sinh kế cho ngư dân ven biển”.

Để tổ chức được các hoạt động truyền thông trên là nhờ sự quan tâm ủng hộ từ cấp ủy Chi bộ nhà trường, sự đồng thuận chung tay hành động của phụ huynh học sinh, các tổ chức Đoàn ở địa phương. Sự chung sức đồng lòng đó là động lực, là nguồn động viên để chúng tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ sẽ góp phần làm cho biển Quảng Phú xanh hơn, người dân Quảng Phú biết bảo vệ môi trường hơn, kinh tế - xã hội địa phương phát triển hơn nữa.

Lê Thị Hảo
Giáo viên Trường THCS Quảng Phú huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Bài 3: Giải pháp xanh thúc đẩy sinh kế xanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghĩ xanh, làm xanh, sống xanh để giữ biển xanh Bài 2: Từ nhận thức đến hành động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO