Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3

Theo Chinhphu.vn | 09/04/2020 21:18

Trong thời gian tới, dịch bệnh COVID-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn coi sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu, quyết tâm ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh COVID-19 bùng phát; bảo đảm an sinh xã hội, nhu cầu sống tối thiểu của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế.

Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Nghị quyết nêu rõ, vềtình hình dịch COVID-19; tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm2020; tình hình thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, Chính phủ thống nhất đánh giá: Thời gian qua, các ngành, các cấp, cácđịa phương và cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nướcđã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chủtrương, giải pháp của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và đã đạt được thành công bước đầu, vừa ngăn chặn,kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhân dânđồng tình, tin tưởng. 

Chính phủ đánh giá cao,biểu dương tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay ủng hộ của nhiềudoanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, Nhân dân cả nước, đồng bào taở nước ngoài, thể hiện rõ tinh thần, bản lĩnh Việt Nam, đặc biệt là sự cốnghiến, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, hy sinh quên mình của ngành y tế,các lực lượng quân đội, công an trên tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19.

Do đạidịch COVID-19 tác động tiêu cực tới nhiều mặt đời sống kinh tế - xãhội của đất nước, tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I năm 2020 đạt 3,82%, mứctăng thấp nhất 10 năm qua, nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giớiđây là mức tăng trưởng khá, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, cácngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Kinh tế vĩ mô giữ ổn định;lạm phát được kiểm soát;...

Trong thời gian tới,dịch bệnh COVID-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và tiếptục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Quan điểm chỉđạo, điều hành của Chính phủ luôn coi sức khỏe, tính mạng của người dân làưu tiên hàng đầu, quyết tâm ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh COVID-19 bùngphát; bảo đảm an sinh xã hội, nhu cầu sống tối thiểu của người dân, nhấtlà người nghèo, người yếu thế, người mất việc làm; tiếp tục kiên trì, nhất quángiữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồngthời tận dụng thời cơ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi, bứt phángay sau khi dịch bệnh được khống chế.

Chính phủ yêu cầucác ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm Lời kêu gọi của Tổng Bíthư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các chủ trương, biện pháp phòng, chốngdịch COVID-19, nhất là các Chỉ thị số: 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, 16/CT-TTgngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc giaphòng, chống dịch COVID-19; đồng thời khẩn trương thực hiện đồng bộ,quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinhdoanh, bảo đảm an sinh xã hội nêu tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 củaThủ tướng Chính phủ. Tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

Các bộ, cơ quan quản lý,điều hành kinh tế vĩ mô và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tiếp tục nắm chắctình hình, chủ động phương án, kịch bản điều hành, kiểm soát chặt chẽ lạm pháttheo mục tiêu đề ra, kiên quyết giảm giá thịt lợn, miễn giảm chi phí thủ tụchành chính để chia sẻ với người dân và doanh nghiệp, không tăng giá hàng hóa,dịch vụ thiết yếu.

Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hànhchính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiếnđộ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và vốn ODA, nhất là đối với các dự ántrọng điểm, quy mô lớn. Kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư của các dựán giải ngân chậm; xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm, thiếu trách nhiệm, viphạm quy định.

Ngân hàng Nhà nước ViệtNam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, ổn định tỷ giávà thị trường ngoại tệ; chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số11/CT-TTg, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng tíndụng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong đó tập trung vào lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh và các đối tượng chính sách, ưu tiên; đảm bảo thanh khoảncho nhu cầu tín dụng và thanh toán của người dân, doanh nghiệp; duy trì hoạtđộng giao dịch ngân hàng an toàn, thông suốt.

Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng cáckịch bản phù hợp với diễn biến tình hình, có giải pháp ứng phó kịp thời, nhấtlà những giải pháp đột phá khi dịch bệnh được ngăn chặn; sớm trình Chính phủ dựthảo Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh giảingân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phódịch COVID-19. 

Chủ trì, phối hợp vớicác bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ tổng thể, trong đó bổsung vốn đầu tư cho các dự án thiếu vốn, đầu tư cho các công trình xã hội, nhấtlà nhà ở xã hội. Khẩn trương thẩm định chủ trương đầu tư Chương trình mụctiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về đầu tư công,hoàn thành trước ngày 15/4/2020; trên cơ sở đó, Ủy ban Dân tộc khẩn trương tiếpthu, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình Chính phủ theoquy định.

Khẩn trương trình cấp cóthẩm quyền ban hành các chính sách giãn, hoãn thuế, phí

Bộ Tài chính khẩn trươngtrình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm các loạithuế, phí, lệ phí; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đặc biệt chithường xuyên, không bố trí chi cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết, hạn chếchi tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài; quản lý chặt chẽ dựphòng ngân sách nhà nước, ưu tiên cho công tác phòng, chống thiên tai, dịchbệnh, bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Chủ trì, phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương xem xét các khoảnvay cho cân đối ngân sách từ các tổ chức tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu đầutư, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội. Chủ trì, phối hợp Ban Chỉđạo 389 quốc gia và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phòng chốngbuôn lậu, gian lận thương mại, nhất là đối với những mặt hàng phòng, chống dịchbệnh COVID-19.

Bộ Công Thương chủ độngphối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc sớmđưa vào vận hành các dự án, công trình công nghiệp quy mô lớn; phối hợp với Ủyban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung khẩn trương xử lý các tồntại 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương theo Đề án đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo của Chính phủ. Tập trungkhai thác, thúc đẩy thị trường trong nước, phát triển hệ thống phân phối bánlẻ; tiếp tục triển khai mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàngViệt Nam và chương trình Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam; phối hợp vớicác địa phương có phương án bảo đảm nhu yếu phẩm, hàng hóa phục vụ Nhândân. 

Bên cạnh đó, chủ trì,phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các bộ, cơquan liên quan đánh giá đầy đủ hiện trạng và dự báo cung cầu gạo để có phươngán bảo đảm lương thực cho xuất khẩu, tiêu dùng và dự trữ. Duy trì các thị trườngxuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm kiếm mở rộng các thị trường mới, chuẩn bịcác điều kiện để tranh thủ cơ hội thúc đẩy xuất khẩu từ Hiệp định EVFTA ngaysau khi dịch COVID-19 được ngăn chặn. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cáccơ quan liên quan triển khai thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện chocác khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động củadịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Thực hiện tốt nhiệm vụbảo đảm an ninh lương thực

Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực.Chủ động có giải pháp kịp thời khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh nônglâm thủy sản; theo dõi tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn để kịp thờichỉ đạo, hướng dẫn các địa phương có phương án sản xuất phù hợp; tiếp tục đẩymạnh công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng, chủ động phươngán phòng, chống nạn châu chấu sa mạc. 

Tiếp tục phối hợp vớicác bộ, ngành liên quan có các giải pháp đồng bộ để bình ổn giá thịt lợn, đẩymạnh tái đàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu phù hợp; sớm gỡthẻ vàng của EU đối với thủy sản. Khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy địnhchi tiết Luật Lâm nghiệp; tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng,phòng, chống cháy rừng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Ủy ban Quản lý vốn nhànước tại doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ và tạođiều kiện tốt nhất cho các tập đoàn, tổng công ty phát triển sản xuất, kinhdoanh, thực hiện kế hoạch 2020 đã đề ra.

Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương tổ chức thực hiệncác chính sách an sinh xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụhưởng, có giải pháp phòng ngừa trục lợi chính sách. 

Đẩy mạnh hình thức dạyhọc qua truyền hình và Internet

Bộ Giáo dục và Đàotạo đẩy mạnh hình thức dạy học qua truyền hình và Internet, ứng dụng mạnh mẽcông nghệ thông tin trong dạy và học; khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủphương án thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm2020 phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ Tài nguyên và Môitrường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoạigiao và các bộ, cơ quan liên quan khảo sát, đánh giá toàn diện nguyên nhân hạnhán, xâm nhập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất giải pháp đồng bộ,hiệu quả, khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tảitích cực chủ động đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án hạtầng giao thông trọng điểm, nhất là một số dự án cấp bách như dự án đường bộcao tốc Bắc - Nam phía Đông; Mỹ Thuận - Cần Thơ; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việctriển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. 

Các bộ, ngành rà soátlại các thỏa thuận song phương, triển khai ký kết bằng hình thức trực tuyến đểthúc đẩy triển khai sớm, không để ngừng trệ; theo phân công tổ chức họp các cấpbằng hình thức trực tuyến để tiến tới Hội nghị cấp cao ASEAN trong tháng 6 năm2020 và cuối năm 2020.

Bộ Ngoại giao chủ trì,phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị tốt nội dung để tổchức Hội nghị cấp cao ASEAN trong tháng 6 năm 2020; thực hiện tốt công tác bảohộ công dân, nhất là trong thời gian dịch bệnh COVID-19.

Bộ Quốc phòng theo dõisát tình hình trên Biển Đông, chủ động phương án ứng phó, kịp thời tham mưu, đềxuất, không để bị động bất ngờ; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về phòng,chống dịch bệnh COVID-19.

Xử lý nghiêm các hành vivi phạm phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Bộ Công an tăng cườngcông tác quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, chủ động phương án, kế hoạch phốihợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, bảo đảm tuyệt đối an toàn về an ninh,trật tự tại các địa điểm tổ chức cách ly tập trung; tập trung trấn áp các loạitội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tín dụng đen, trộm cắp, cướp giật... Xửlý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm các biện phápphòng, chống dịch bệnh COVID-19, kể cả xử lý theo quy định của pháp luật hìnhsự đối với những hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Bộ Thông tin và Truyềnthông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp số tích cực vào cuộc,hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương ứng dụng các giải pháp công nghệ, đẩy nhanhquá trình chuyển đổi số; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tácphòng, chống dịch; mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet, nâng caochất lượng dịch vụ viễn thông, nhất là các dịch vụ phục vụ làm việc trực tuyến,dạy và học trực tuyến. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng,chống dịch COVID-19, trong đó chú trọng biểu dương những tấm gương ngườitốt việc tốt, nghĩa cử cao đẹp, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, chung tayphòng, chống dịch bệnh, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khókhăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; kịp thời phản bác thông tin sai sự thật,bịa đặt gây hoang mang trong dư luận.

Các bộ, ngành, địaphương triển khai hình thức họp trực tuyến. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì,tổ chức khảo sát, kết nối các phiên họp, cuộc họp của Lãnh đạo Chính phủ đếncác bộ, ngành, địa phương; mở rộng phạm vi triển khai Hệ thống E-cabinet. BộThông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Quốc phòng bảmđảm an toàn thông tin các cuộc họp trực tuyến. Các bộ, cơ quan, địa phương bảođảm kinh phí, bố trí trang thiết bị, đường truyền và triển khai kết nối với hạtầng mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cuộc họp; mở rộng ứng dụng họptrực tuyến trong điều hành công việc.

Rà soát, thẩm định cácnhóm đối tượng được hỗ trợ do đại dịch COVID-19

Về dự thảo Nghị quyết vềcác biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, BộKế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, cơ quan liênquan rà soát kỹ các đối tượng, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiệndự thảo Nghị quyết, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký banhành theo nguyên tắc: hỗ trợ cho các đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mấtviệc làm, ngừng việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trựctiếp của dịch COVID-19 (không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng); chia sẻ tráchnhiệm giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong bảo đảm an sinh xã hội với người laođộng, có sự phân chia hợp lý giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;xác định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, doanhnghiệp trong việc xác định và bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minhbạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. 

Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội rà soát, thẩm định các nhóm đối tượng được hỗ trợ, chi tiết theotừng địa phương, gửi Bộ Tài chính để làm cơ sở rà soát lại kinh phí hỗtrợ. Bộ Tài chính rà soát lại kinh phí hỗ trợ, báo cáo các cấp có thẩmquyền theo quy định.

Trình ban hành 17 vănbản quy định chi tiết các Luật 

Về công tác chuẩn bị kỳhọp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, để đảm bảo chất lượng và tiến độ chuẩn bị kỳ họpthứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ yêu cầu các Thành viên Chính phủ khẩntrương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 17 văn bản quy định chitiết các Luật đã có hiệu lực thi hành theo phân công trước ngày 15/4/2020.

Sớm hoàn thành trả lờichất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 9, lưuý trả lời đúng yêu cầu đề ra, có giải pháp cụ thể để xử lý, không trả lời chungchung, trích dẫn nghị quyết của Đảng, quy định pháp luật.

Chủ động bố trí kếhoạch công tác phù hợp với chương trình kỳ họp của Quốc hội, đảm bảo tham dựđầy đủ các phiên thảo luận, giải trình các nội dung thuộc ngành, lĩnh vực đượcphân công phụ trách. Nắm bắt đầy đủ những vấn đề nổi cộm, dư luận xã hội quantâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình để giải trình ngắn gọn,đúng trọng tâm, đúng thời gian quy định tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn;đồng thời chủ động trao đổi, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu cho các đạibiểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan báo chí về những vấn đề đại biểuQuốc hội, cử tri và dư luận xã hội quan tâm.

Đề cao trách nhiệm cánhân, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về côngtác chuẩn bị tài liệu, báo cáo, đảm bảo chất lượng, gửi Quốc hội đúng thời hạnquy định tất cả tài liệu, báo cáo phục vụ kỳ họp thứ 9; trong đó lưu ý việcchuẩn bị báo cáo, tài liệu trình bày tại hội trường bảo đảm đúng thời lượngtheo yêu cầu; rà soát thông tin, số liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước để báocáo riêng. Đặc biệt là tiến độ chuẩn bị các nội dung cần xin ý kiến của Quốchội.

Văn phòng Chính phủchủ động phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội tham mưu xâydựng chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 9 phù hợp với tình hình dịchbệnh COVID-19; chuẩn bị tốt cuộc họp liên tịch giữa Đảng đoàn Quốchội và Ban Cán sự đảng Chính phủ để kịp thời trao đổi, thống nhất cách thứclãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức kỳ họp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo củaThủ tướng Chính phủ và các kết luận của Thanh tra Chính phủ về công tác tiếpdân, giải quyết khiếu nại tố cáo, không để công dân tập trung khiếu kiện đôngngười tại địa phương hoặc di chuyển đến các cơ quan Trung ương, nhất là tại Thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chủ độngphối hợp với Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng tuyên truyền, vậnđộng, có biện pháp để công dân trở về địa phương giải quyết, không để công dântập trung khiếu kiện đông người, kéo dài, gây mất an ninh, trật tự trong thờigian diễn ra kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.

Cấp bù lãi suất cho 4ngân hàng để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội

Về giải pháp để thúc đẩyphát triển nhà ở xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối thêm 1.000 tỷ đồngcho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và bổ sung2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 04 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhànước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng nghiên cứu,đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số100/2015/NĐ-CP để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý IV năm 2020 theotrình tự thủ tục rút gọn; đề xuất đổi mới phương thức, cơ chế chính sách đểgiải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp.

Bộ Xây dựng phối hợp vớicác địa phương, đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tập trungchỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triểnnhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thất, nhất là công nhân.

Về kinh phí quản lý, bảotrì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Chính phủ thống nhất để Bộ Giaothông vận tải tiếp tục giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầngđường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để thực hiệnnhư năm 2019 theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Về tình hình thực hiệnnhiệm vụ và một số kiến nghị của các hiệp hội liên quan đến tháo gỡ khó khăncho sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếpchỉ đạo thực hiện Chương trình công tác bảo đảm chất lượng và tiến độ. Các bộnợ đọng nhiều đề án phải có báo cáo giải trình với Thủ tướng Chính phủ hàngtháng; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án nợ đọng, bảo đảmtrình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10 tháng 4năm 2020; đồng thời bảo đảm tiến độ trình 21 đề án theo chương trình côngtác tháng 4 năm 2020.

Tổ công tác theo dõi,đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao,tập trung làm việc với các bộ, cơ quan nợ đọng nhiều đề án và chậm triển khaicác nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là các nhiệm vụ liênquan đến việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính.  

Các bộ, cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của các hiệp hội, ngành hàng, xử lý theo thẩm quyền đểtháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh phù hợp với chính sách chung và tìnhhình thực tế.

Chuyển đổi 8 dự ánđầu tư PPP sang hình thức đầu tư công

Về dự án đường bộ caotốc Bắc - Nam phía Đông, Chính phủ thống nhất chuyển đổi 8 dự án đầutư PPP sang hình thức đầu tư công sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước.

Bộ Giao thông vận tảichuẩn bị các thủ tục cần thiết để có thể triển khai ngay sau khi Quốc hội chấpthuận chuyển đổi hình thức đầu tư các dự  án từ đầu tư PPP sang đầutư công.

Về dự án đường bộ caotốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án từ phươngthức đối tác công tư sang đầu tư công, khởi công dự án vào cuối năm 2020, mụctiêu thông xe kỹ thuật vào năm 2021, khánh thành năm 2022.

Về dự án cải tạo đườnghạ cất hạ cánh và đường lăn 02 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Chính phủthống nhất sử dụng một phần nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sáchTrung ương năm 2019 để đầu tư dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn cáccảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất nhằm bảo đảm an ninh, an toàntrong quá trình vận hành, khai thác là dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư công. Trình tự, thủ tục thực hiện xây dựng công trìnhtheo quy định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnhkhẩn cấp.

Bộ Tài chính tổng hợpdự án trong phương án phân bổ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngânsách Trung ương năm 2019, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải chủ động quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ tận dụng ngay thời điểm các sân bay đang giảm tần suấtkhai thác do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để triển khai dự án hiệu quả, đúng quyđịnh để sớm đưa vào khai thác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO