Môi trường

Nghệ An: Thả cá thể Cầy Vòi hương về tự nhiên tại Khu BTTN Pù Hoạt

Đình Tiệp 25/10/2024 - 17:45

(TN&MT) - Ngày 25/10/2024, BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong tiếp nhận và tái thả 01 cá thể Cầy Vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) về môi trường sống tự nhiên tại khu vực rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hoạt thuộc xã Tiền Phong, huyện Quế Phong.

Qua kiểm tra, cá thể Cầy khoẻ mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, trọng lượng khoảng 1kg.

Sau quá trình tiếp nhận, chăm sóc, hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lựa chọn địa điểm và tái thả động vật về với môi trường tự nhiên phù hợp.

Trước đó, tháng 6/2024, lực lượng chức năng cũng nhận được từ người dân địa phương giao nộp 2 cá thể trăn gấm (Python reticulatus) nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIB) để tái thả vào môi trường tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

2(7).jpg
1(7).jpg
Cá thể Cầy Vòi hương được thả về môi trường tự nhiên.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho biết, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, đa dạng sinh học được các ngành chức năng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Nhờ đó, nhận thức của người dân, nhất là cộng đồng dân cư tại các bản vùng đệm Khu bảo tồn đã có chuyển biến tích cực và ngày càng nâng cao. Người dân đã chung tay cùng lực lượng Kiểm lâm trong việc quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước…

a.jpg
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có nét đa dạng sinh học rất lớn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (một trong 3 vùng lõi của Khu sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007) có diện tích hơn 90.000 ha, nằm trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong (Nghệ An). Nằm trên sườn Bắc của dãy Trường Sơn, có độ cao từ 200 m đến hơn 2.400 m (so với mực nước biển), Khu bảo tồn có độ đa dạng sinh học cao. Đây là một kho tàng về đa dạng sinh học, lưu giữ các nguồn gen của nhiều loài động, thực vật quý, hiếm và đặc hữu như: Pơ mu, sa mu dầu, bách xanh, lan kim tuyến, voọc xám, vượn má trắng, gà lôi vằn, mang lớn…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: Thả cá thể Cầy Vòi hương về tự nhiên tại Khu BTTN Pù Hoạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO