Tổng Thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc (LHQ) về BĐKH (UNFCCC) Patricia Espinosa cho biết: "Đây là thời điểm đáng chúc mừng, cũng là lúc hướng về phía trước với đánh giá đúng đắn và ý chí mới trong nhiệm vụ tới”.
Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về BĐKH (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2015 đã quy định những biện pháp bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới trong phạm vi 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Liên Hợp Quốc cho biết trong tuần này: Hiệp định trở nên có hiệu lực bởi lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 có thể sẽ vượt ngưỡng 12-14 tỷ tấn, ngưỡng cần thiết để kìm chế sự nóng lên toàn cầu đối với mục tiêu quốc tế được thông qua.
Những dân làng ngắm cảnh hoàng hôn trên một đầm nhỏ gần làng Tangintebu ở Nam Tarawa thuộc trung tâm quốc đảo Kiribati ở Thái Bình Dương vào ngày 25/5/2013. Ảnh: REUTERS / David Gray |
Ngày 7/11, đại diện của gần 200 quốc gia sẽ họp tại Marrakesh, Morocco trong hai tuần để thảo luận về các vấn đề khó giải quyết và mấu chốt của Hiệp định Paris và các chính sách, công nghệ và tài chính cần thiết để đảm bảo các mục tiêu Paris đã đạt được.
Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết sự kiện quan trọng này được coi như lời nhắc nhở để các nước giàu cam kết trợ giúp các nước đang phát triển ứng phó với BĐKH.
"Các nước tài trợ đã thực hiện cam kết Paris mạnh mẽ. Và bây giờ chúng ta phải biến những cam kết này thành hành động" ông Jim Yong Kim nhấn mạnh.
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters