(TN&MT) – Công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn TP. Bắc Ninh đã từng bước đi vào nề nếp, đặc biệt là các làng nghề đã góp phần xây dựng diện mạo thành phố văn minh, hiện đại.
Trong năm 2017, UBND TP. Bắc Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra công tác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của 100 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 200 triệu đồng. Hoạt động thanh, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về môi trường.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nổi cộm hiện nay tập trung chủ yếu tại các làng nghề, đặc biệt là làng nghề sản xuất giấy Phong Khê và làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm đã trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với lộ trình và các giải pháp đồng bộ cụ thể, nhất là trong bối cảnh thành phố Bắc Ninh vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Bắc Ninh, làng nghề sản xuất giấy Phong Khê hiện có 212 cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khí thải phát sinh từ các lò hơi đã lạc hậu, sử dụng nhiên liệu đầu vào là gỗ palet, than, rác thải thủy lực… hơn nữa các cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý khí thải dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề ngày càng nghiêm trọng. Nước thải sản xuất phát sinh với khối lượng lớn, có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao do đặc trưng sản xuất của làng nghệ hiện nay là sản xuất giấy Kraft, giấy vàng mã… từ các nguyên liệu giấy tái chế và sử dụng lượng lớn hóa chất, phẩm mầu. Nước thải không qua hệ thống xử lý là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê.Nhằm giải quyết tình trạng trên, thành phố Bắc Ninh đã hoàn thành việc xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê và đang vận hành giai đoạn 1 với công suất 5.000 m3/ngày đêm. Đến nay, đã có 111 doanh nghiệp đấu nối vào Nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Tại phường Khắc Niệm hiện có khoảng 209 hộ sản xuất bún. Trước đây các hộ sản xuất bún chủ yếu bằng phương pháp thủ công nhưng đến nay đã chuyển sang đầu tư một số dây chuyền, máy móc để nâng cao năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của 3 khu phát sinh tương đương khoảng 3.450 m3/ngày đêm và không xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải sản xuất bún và chăn nuôi do không được thu gom, xử lý đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người dân đồng thời là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Tào Khê và hệ thống kênh mương dẫn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đối với các xã khu vực xung quanh.
Để xử lý ô nhiễm môi trường tại làng bún, UBND thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo phường Khắc Niệm yêu cầu các hộ sản xuất, chăn nuôi phải xây dựng hệ thống bể biogas; sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải chế biến bún và chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình đảm bảo nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Đến nay, đã có 148/209 hộ xây dựng bể biogas; hệ thống cống thu gom và thoát nước trên địa bàn phường đã được cải tạo, sửa chữa một phần.
Hiện đơn vị tư vấn công nghệ là Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Tổ chức phi chính phủ Borda đã giúp xây dựng thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đối với công trình “Cải tạo hệ thống xử lý nước thải làng nghề bún tại phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh”. UBND thành phố đang tiếp tục xem xét, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề bún Khắc Niệm theo hình thức BT.
Đặc biệt, gần đây nhất, tại buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại phường Khắc Niệm ngày 19/1/2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường đã yêu cầu thành phố Bắc Ninh khẩn trương lựa chọn phương án xử lý lâu dài và có văn bản báo cáo UBND tỉnh trước ngày 26/1/2018. UBND phường Khắc Niệm tổ chức họp bàn với các hộ sản xuất bún, hộ chăn nuôi để tuyên truyền rõ quan điểm, chủ trương ai gây ô nhiễm phải tự bỏ tiền ra khắc phục; tiến hành vệ sinh sạch sẽ, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy. Đồng thời, yêu cầu các hộ sản xuất bún, hộ chăn nuôi còn lại xây dựng bể biogas, trường hợp không thực hiện, xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ tiến hành chấm dứt hoạt động.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường làng nghề, trong thời gian tới, thành phố Bắc Ninh sẽ tiếp tục đề xuất với các ngành chức năng nghiên cứu, quy hoạch điều chỉnh mở rộng làng nghề trên diện tích đất nông nghiệp không canh tác, trong trường hợp không mở rộng làng nghề đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt kịp thời nghiêm minh, đủ mức răn đe với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
Cùng với đó, rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; triển khai nghiệm túc Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, KCN vừa và nhỏ, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình mới. Tăng cường đầu tư nguồn chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp môi trường; có chính sách khuyến khích và khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường…
Trong năm 2017, UBND TP. Bắc Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra công tác thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của 100 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 200 triệu đồng. Hoạt động thanh, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được tăng cường, từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý về môi trường.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường nổi cộm hiện nay tập trung chủ yếu tại các làng nghề, đặc biệt là làng nghề sản xuất giấy Phong Khê và làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm đã trở thành vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, với lộ trình và các giải pháp đồng bộ cụ thể, nhất là trong bối cảnh thành phố Bắc Ninh vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Bắc Ninh, làng nghề sản xuất giấy Phong Khê hiện có 212 cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khí thải phát sinh từ các lò hơi đã lạc hậu, sử dụng nhiên liệu đầu vào là gỗ palet, than, rác thải thủy lực… hơn nữa các cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý khí thải dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí tại làng nghề ngày càng nghiêm trọng. Nước thải sản xuất phát sinh với khối lượng lớn, có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao do đặc trưng sản xuất của làng nghệ hiện nay là sản xuất giấy Kraft, giấy vàng mã… từ các nguyên liệu giấy tái chế và sử dụng lượng lớn hóa chất, phẩm mầu. Nước thải không qua hệ thống xử lý là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông Ngũ Huyện Khê.Nhằm giải quyết tình trạng trên, thành phố Bắc Ninh đã hoàn thành việc xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Phong Khê và đang vận hành giai đoạn 1 với công suất 5.000 m3/ngày đêm. Đến nay, đã có 111 doanh nghiệp đấu nối vào Nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Tại phường Khắc Niệm hiện có khoảng 209 hộ sản xuất bún. Trước đây các hộ sản xuất bún chủ yếu bằng phương pháp thủ công nhưng đến nay đã chuyển sang đầu tư một số dây chuyền, máy móc để nâng cao năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của 3 khu phát sinh tương đương khoảng 3.450 m3/ngày đêm và không xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải sản xuất bún và chăn nuôi do không được thu gom, xử lý đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người dân đồng thời là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Tào Khê và hệ thống kênh mương dẫn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đối với các xã khu vực xung quanh.
Để xử lý ô nhiễm môi trường tại làng bún, UBND thành phố Bắc Ninh đã chỉ đạo phường Khắc Niệm yêu cầu các hộ sản xuất, chăn nuôi phải xây dựng hệ thống bể biogas; sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải chế biến bún và chất thải chăn nuôi từ các hộ gia đình đảm bảo nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Đến nay, đã có 148/209 hộ xây dựng bể biogas; hệ thống cống thu gom và thoát nước trên địa bàn phường đã được cải tạo, sửa chữa một phần.
Hiện đơn vị tư vấn công nghệ là Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Tổ chức phi chính phủ Borda đã giúp xây dựng thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đối với công trình “Cải tạo hệ thống xử lý nước thải làng nghề bún tại phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh”. UBND thành phố đang tiếp tục xem xét, lựa chọn các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề bún Khắc Niệm theo hình thức BT.
Đặc biệt, gần đây nhất, tại buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại phường Khắc Niệm ngày 19/1/2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường đã yêu cầu thành phố Bắc Ninh khẩn trương lựa chọn phương án xử lý lâu dài và có văn bản báo cáo UBND tỉnh trước ngày 26/1/2018. UBND phường Khắc Niệm tổ chức họp bàn với các hộ sản xuất bún, hộ chăn nuôi để tuyên truyền rõ quan điểm, chủ trương ai gây ô nhiễm phải tự bỏ tiền ra khắc phục; tiến hành vệ sinh sạch sẽ, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy. Đồng thời, yêu cầu các hộ sản xuất bún, hộ chăn nuôi còn lại xây dựng bể biogas, trường hợp không thực hiện, xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ tiến hành chấm dứt hoạt động.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường làng nghề, trong thời gian tới, thành phố Bắc Ninh sẽ tiếp tục đề xuất với các ngành chức năng nghiên cứu, quy hoạch điều chỉnh mở rộng làng nghề trên diện tích đất nông nghiệp không canh tác, trong trường hợp không mở rộng làng nghề đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử phạt kịp thời nghiêm minh, đủ mức răn đe với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
Cùng với đó, rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; triển khai nghiệm túc Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, KCN vừa và nhỏ, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình mới. Tăng cường đầu tư nguồn chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp môi trường; có chính sách khuyến khích và khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ môi trường…