“Nam châm du lịch” Ladakh đối mặt với tình trạng khan hiếm nước

07/08/2018 14:17

(TN&MT) - Nước đã từng dồi dào ở Ladakh (Ấn Độ), chủ yếu do dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng các điểm du lịch trong bối cảnh những thách thức đặt ra bởi biến đổi khí hậu đang khiến nơi đây đối mặt với tình trạng khan hiếm nước.  

Đứa trẻ lấy nước từ một bể chứa ở thủ đô Leh của Ladakh, nơi nước đang ngày càng trở nên khan hiếm. Ảnh: Athar Parvaiz
Đứa trẻ lấy nước từ một bể chứa ở thủ đô Leh của Ladakh, nơi nước đang ngày càng trở nên khan hiếm. Ảnh: Athar Parvaiz


Theo ông Tsering Angdo, 75 tuổi, Ladakh ngày nay hoàn toàn khác với Ladakh thời thơ ấu ông sống trong sa mạc Himalaya lạnh lẽo. Hồi đó, ông và mọi người sử dụng nguồn nước được cấp. Ladakh không bao giờ thiếu nước nếu xét đến nhu cầu hạn chế của dân số nhỏ. Điều đó đang thay đổi.

 

“Hiện nay, những người ở Leh thường phải đối mặt với khủng hoảng nước vì không có tuyết trong khu vực như vài thập kỷ trước đó. Những người ở độ tuổi từ 70-79 tuổi khó có thể tin rằng người dân ở huyện Leh thuộc bang Jammu and Kashmir, Ấn Độ giờ đây phải đào giếng khoan để lấy nước” - Angdo cho biết.

 

Biến đổi khí hậu và du lịch bùng nổ, kết hợp với thực tiễn hiện đại như người dân sử dụng nước để xả nhà vệ sinh thay vì nhà vệ sinh khô kiểu truyền thống đang tàn phá sa mạc nơi có độ cao trung bình là 11.000 feet (trên 3.300 mét) so với mực nước biển và nhiệt độ dao động từ âm 35 độ C vào mùa đông đến 35 độ C vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm trong khu vực, chủ yếu ở dạng tuyết rơi nhỏ hơn 4 inch.

 

Trước đó, theo ông Angdo và Ladakhis, người bạn của ông, nước từ tuyết và sông băng tan chảy đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Tuy vậy, với lượng tuyết rơi thấp hơn và mùa hè ấm áp hơn, một số sông băng đã biến mất hoàn toàn trong khi những sông băng khác tan chảy nhanh hơn trước. Điều này đang xảy ra vào thời điểm khi khu vực này trở nên rất phổ biến với khách du lịch Ấn Độ, nhờ một số bộ phim Bollywood gần đây.

 

“Khardong La từng là một sông băng lớn. Thế nhưng giờ đây, nó gần như đã kết thúc. Ngoài ra, chúng tôi thường nhận được lượng nước nhiều hơn vào mùa xuân và đầu mùa hè từ tuyết. Nhưng, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với tình trạng hầu như không có tuyết trong mùa đông” - Angdo nói với indiaclimatedialogue.net.

 

Quá nhiều du khách

 

Angdo nhớ lại, nhiều năm trước, chỉ những du khách nước ngoài mới đến thăm Ladakh. “Hiện nay, Ladakh thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và sà số lượng du khách tăng mỗi năm. Cần phải có giới hạn”, Angdo cho biết.

 

"Chúng tôi đã bắt đầu phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng ở huyện Leh vì nơi này đang “quá tải” về du lịch. Chính phủ và các chuyên gia nên giới hạn số lượng du khách đến du lịch tại Leh” - Angdo nói với indiaclimatedialogue.net.

 

Shimla, thủ phủ của bang lân cận Himachal Pradesh đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng vào mùa hè này, trong khi chính quyền tỉnh bang xem xét việc hạn chế số lượng khách du lịch đến thăm trạm đồi để thoát khỏi nhiệt độ âm ỉ của đồng bằng.

 

"Cái giá quá đắt" từ du lịch

 

Shimla đã bị khủng hoảng nước nghiêm trọng trong những năm qua, nhưng năm nay khu vực này bị khủng hoảng nước nặng nề nhất và một trong những lý do chính là do số lượng du khách đến thành phố tăng đột biến.

 

Khách du lịch trong nước đã tăng lên rất nhiều ở huyện Leh trong ba năm qua. Theo điều tra dân số năm 2011, huyện Leh ở Ladakh có dân số là 133.487 người, phân bố thưa thớt trong huyện. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đã tăng từ thời điểm khi chính phủ Ấn Độ bắt đầu mở cửa du lịch khu vực này vào năm 1974. Hồi năm ngoái, Leh đã thu hút 277.255 du khách đến thăm quan khu vực mở rộng của cao nguyên Tây Tạng.
 

Số lượng lớn du khách đến du lịch tại Ladakh. Ảnh: Jitendra Singh
Số lượng lớn du khách đến du lịch tại Ladakh. Ảnh: Jitendra Singh

 

Điều này đã gây áp lực đến nguồn nước ngầm khi nước mặt, chủ yếu phụ thuộc vào tuyết rơi đầu mùa hè không đủ dùng trong khu vực vì tuyết rơi thấp hoặc lại rơi vào mùa đông.

 

"Số lượng du khách đã tăng đều đặn ở Leh và chúng ta đang ở vị trí cao về du lịch không thể phủ nhận. Chúng ta không nên đi quá đà, vì có thể chúng ta sẽ biến thành Shimla” - Nowang Rigzin Jora, chính trị gia Ladakhi nổi tiếng nói với indiaclimatedialogue.net trong khi đề cập đến sự khan hiếm nước ở Shimla.

 

Cải thiện nguồn nước ngầm

 

Để phục vụ cho du khách, Leh có hơn 450 khách sạn và nhà khách. “Khu vực du lịch đang phát triển rất nhanh, gây áp lực rất lớn đối với nước của Leh”, Nordan Otzer, Giám đốc điều hành của Tổ chức Phát triển Sinh thái Môi trường Ladakh (LEDeG) có trụ sở tại Leh cho biết.

 

“Năm nay chúng tôi không có nhiều tuyết rơi. Vì vậy, chủ đề rất nóng ở thị trấn Leh ngày nay là sự khan hiếm nước. Các ao, hồ ngay bên ngoài văn phòng của chúng tôi thường chứa nhiều nước trong khoảng thời gian này vào các năm trước nhờ tuyết rơi tan chảy. Nhưng hôm nay, như bạn thấy, nó hoàn toàn khô. Máy bơm tay cũng không hút được nhiều nước. Điều này đang xảy ra lần đầu tiên ở đây”, Otzer nói với indiaclimatedialogue.net.

 

Theo Otzer, mỗi hộ gia đình và nhà khách đều có một giếng khoan để lấy nước. “Vì vậy, nước ngầm được khai thác liên tục. Vì có rất nhiều nhà vệ sinh xả nước ở Leh khi du lịch ngày càng tăng, mọi thứ đều xuất hiện trên mặt đất vì thiếu hệ thống thoát nước thích hợp. Điều này dẫn đến ô nhiễm nước ngầm”, ông nhấn mạnh.

 

Một cuộc khảo sát của tổ chức năm ngoái đã phát hiện ra rằng 90% nước ngầm ở Leh có chứa vi khuẩn e-coli và các hóa chất độc hại khác. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nước ngầm của Leh không phù hợp để uống”, ông nói.

 

Trong một cuộc khảo sát trước đó vào năm 2014, LEDeG cho thấy 375 khách sạn trong thị trấn đã tiêu thụ 852.000 lít nước mỗi ngày, thậm chí 60% số hộ gia đình của Leh đã sử dụng giếng khoan để lấy nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Nam châm du lịch” Ladakh đối mặt với tình trạng khan hiếm nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO