“Chất dạng hạt do khói thổi vào quận Fairbanks North Star trong 2 tuần qua có nồng độ cao hơn gấp hai lần mức tối thiểu được cho là nguy hiểm đến sức khỏe con người” - Nick Czarnecki – nhà quản lý chất lượng không khí của thành phố Anchorage cho biết.
Theo báo cáo, ngưỡng nguy hiểm đã vượt quá một lần nữa vào ngày 9/7 tại khu ngoại ô North Pole của thành phố Fairbanks.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm liên quan đến hai vụ cháy rừng từ ngày 21/6 ở cả 2 phía của quận Fairbanks - khu vực đô thị đông dân thứ hai của Alaska có dân số 97.000 người.
Cơ quan cứu hỏa cho biết các vụ cháy rừng ở Shovel Creek và Nugget đều do sét đánh, đã thiêu rụi gần 8.094 ha gỗ và cọ.
“Xa hơn về phía Bắc, vụ cháy rừng lớn ở Hess Creek cũng do sét đánh đã
thiêu rụi gần 70.000 ha, khiến nó trở thành đám cháy lớn nhất nước Mỹ từ đầu năm đến nay”, phát ngôn viên của đội cứu hỏa - Sarah Wheeler nhấn mạnh.
Làn khói dày bay quanh Fairbanks là lời cảnh báo chất lượng không khí kém sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của những người làm việc ngoài trời, và khuyến khích người già, trẻ nhỏ và những người có vấn đề về hô hấp hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm bằng cách ở trong nhà.
Tuy nhiên, việc hạn chế này còn gặp khó khăn vì một số nhà ở Fairbanks - một thành phố chỉ cách Arctic Circle 322 km về phía Nam có lắp điều hòa và nắng nóng ở khu vực này đã làm nhiệt độ tăng cao.
Bệnh viện Fairbanks Memorial đã mở một phòng có không khí trong lành suốt ngày đêm, nơi mà tất cả mọi người có thể nghỉ ngơi. Một cửa hàng tự động ở thành phố Fairbanks cũng đã tặng khẩu trang cho cư dân để chống chọi với không khí ô nhiễm.
“Tất cả các bộ lọc HEPA và mọi thứ đều “cháy hàng” trong thị trấn, và khói thật khủng khiếp” - nhân viên của cửa hàng tự động Pearson Auto, Michelle Pippin cho biết.
Một sự kiện tương tự nhưng ít nghiêm trọng hơn mà cư dân ở thành phố lớn nhất Alaska phải đối mặt là khói từ một đám cháy rừng dữ dội trong tháng qua ở quốc gia láng giềng - Kenai Wildlife Refuge gây ra ô nhiễm không khí.
Đám cháy Swan Lake đã thiêu rụi gần 39.200 ha bán đảo Kenai kể từ khi đám cháy xảy ra do sét đánh vào ngày 5/6.
Anchorage ở Alaska, Mỹ cũng đã trải qua nắng nóng kinh hoàng với nhiệt độ cao bất thường, với ba ngày nóng nhất được ghi nhận trong tuần qua, trong đó ngày nắng nóng đầu tiên trải qua nhiệt độ 32°C vào ngày 4/7.
Nhiệt độ kỷ lục chỉ làm tăng thêm chỉ số nghèo khổ chung ở Alaska, nơi Trung tâm cứu hỏa liên quốc gia cho biết 40 vụ cháy lớn đã thiêu rụi hơn 32.780 ha trên toàn bang.
Tính từ đầu năm đến nay, cháy rừng đã tiêu rụi hơn 404.685 ha, nhưng con số này không đáng kể so với kỷ lục 2,6 triệu ha đã bùng cháy trên khắp Alaska hồi năm 2004.