Lượng khí thải carbon tăng trở lại vào năm 2021 sau khi giảm vì Covid-19. Ảnh minh họa: PA |
Các quốc gia có nền kinh tế lớn ghi nhận lượng khí thải tăng cao hơn 2% trong tháng 12/2020, tương đương 60 triệu tấn, so với tháng 12/2019. IEA cho biết, Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, là nước duy nhất có mức tăng phát thải trong năm ngoái là 0,8%, tương đương 75 triệu tấn, so với mức của năm 2019.
Tại Ấn Độ, quốc gia phát thải lớn thứ ba thế giới, lượng khí thải vào tháng 9 năm ngoái đã tăng cao hơn mức năm 2019 do nước này đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch Covid-19.
Theo ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế, lượng khí thải carbon toàn cầu tăng trở lại vào cuối năm ngoái là một cảnh báo rõ ràng cho thấy chưa đủ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch trên toàn thế giới.
“Nếu kinh tế toàn cầu phục hồi trong năm nay và không có những thay đổi chính sách lớn ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới thì lượng khí thải toàn cầu có thể sẽ tăng thêm vào năm 2021”, ông Fatih Birol cảnh báo.
Nhu cầu năng lượng sơ cấp giảm 4% vào năm 2020 do lệnh phong tỏa và các biện pháp nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19 đã hạn chế hoạt động công nghiệp và giao thông. Điều này dẫn đến lượng khí thải CO2 sụt giảm chưa từng có, gần 2 tỷ tấn - tương đương tất cả lượng khí thải của Liên minh Châu Âu cần loại bỏ.
Trong lĩnh vực điện năng toàn cầu năm ngoái, lượng khí thải đã giảm 3,3% - mức giảm tuyệt đối nhất được ghi nhận. Mặc dù nhu cầu năng lượng giảm, nhưng sự tăng trưởng của sản xuất năng lượng tái tạo là yếu tố đóng góp lớn nhất cho sự sụt giảm khí thải trên.
Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện đã tăng lên 29% vào năm ngoái so với mức 27% vào năm 2019. Phát thải khí từ giao thông đã giảm 14% trong năm 2020 so với mức của một năm trước đó.