(TN&MT) - Do nằm ở vị trí giáp ranh giữa một xã và một phường, không có cột mốc ranh giới cụ thể, khi thực hiện xây dựng trên mảnh đất được cấp “sổ đỏ” của mình, gia đình ông Hầu A Su, người dân tộc Mông, bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng (huyện Tam Đường, Lai Châu bị phường cưỡng chế với lý do xây dựng trái phép.
Theo đơn phản ánh gửi Báo Tài nguyên và Môi trường của ông Hầu A Su, mảnh đất mà gia đình ông Su xây dựng bị cưỡng chế đã được cấp Giấy chứng nhận số 253821 được UBND huyện Phong Thổ cấp năm 2000 với diện tích 2.700m đất nông nghiệp cho bố ông Su là ông Hầu A Giao (đã mất) vẫn ghi vị trí đất tại bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng và các chị, em trong gia đình đã có biên bản thống nhất giao cho ông quản lý.
Năm 2001, gia đình ông đã làm nhà ở trên một phần diện tích đó để ở. Do gia đình ông Su có 6 người con, trong đó, đã có 3 người lập gia đình không có chỗ ở nên đến cuối năm 2017, ông Su đã cho xây dựng 5 căn nhà để làm chỗ ở cho các con của mình. Tuy vậy, ngay sau khi xây dựng, ngày 15/12/2017, UBND phường Tân Phong (TP. Lai Châu) đã tới lập biên bản đình chỉ xây dựng và yêu cầu tự tháo dỡ với lý do vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Khi gia đình ông Su tự tháo dỡ 3 căn, ngày 25/12/2017, UBND phường Tân Phong lại tiếp tục ban hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng và đến ngày 29/12/2017, phá hủy hết 2 công trình còn lại.
“Trong năm 2017, gia đình tôi đã 2 lần ra phường Tân Phong để đề nghị cấp đổi sổ đỏ nhưng cán bộ hướng dẫn cho rằng, kê khai không đúng và không trả lời việc này. Bên cạnh đó, xã Nùng Nàng giới thiệu xuống Phòng TN&MT huyện Tam Đường xin cấp đổi bởi hồ sơ địa chính và sổ mục kê đất đai huyện Tam Đường đang lưu giữ nên tôi vẫn nghĩ khu đất gia đình mình thuộc huyện Tam Đường quản lý”, ông Su bức xúc.
Theo đơn phản ánh gửi Báo Tài nguyên và Môi trường của ông Hầu A Su, mảnh đất mà gia đình ông Su xây dựng bị cưỡng chế đã được cấp Giấy chứng nhận số 253821 được UBND huyện Phong Thổ cấp năm 2000 với diện tích 2.700m đất nông nghiệp cho bố ông Su là ông Hầu A Giao (đã mất) vẫn ghi vị trí đất tại bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng và các chị, em trong gia đình đã có biên bản thống nhất giao cho ông quản lý.
Năm 2001, gia đình ông đã làm nhà ở trên một phần diện tích đó để ở. Do gia đình ông Su có 6 người con, trong đó, đã có 3 người lập gia đình không có chỗ ở nên đến cuối năm 2017, ông Su đã cho xây dựng 5 căn nhà để làm chỗ ở cho các con của mình. Tuy vậy, ngay sau khi xây dựng, ngày 15/12/2017, UBND phường Tân Phong (TP. Lai Châu) đã tới lập biên bản đình chỉ xây dựng và yêu cầu tự tháo dỡ với lý do vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Khi gia đình ông Su tự tháo dỡ 3 căn, ngày 25/12/2017, UBND phường Tân Phong lại tiếp tục ban hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng và đến ngày 29/12/2017, phá hủy hết 2 công trình còn lại.
“Trong năm 2017, gia đình tôi đã 2 lần ra phường Tân Phong để đề nghị cấp đổi sổ đỏ nhưng cán bộ hướng dẫn cho rằng, kê khai không đúng và không trả lời việc này. Bên cạnh đó, xã Nùng Nàng giới thiệu xuống Phòng TN&MT huyện Tam Đường xin cấp đổi bởi hồ sơ địa chính và sổ mục kê đất đai huyện Tam Đường đang lưu giữ nên tôi vẫn nghĩ khu đất gia đình mình thuộc huyện Tam Đường quản lý”, ông Su bức xúc.
Theo tìm hiểu, mảnh đất của ông Su có vị trí giáp ranh giữa huyện Tam Đường và phường Tân Phong, do biến động một số huyện, thị xã mà sau này là thành phố Lai Châu phân định theo bản đồ 364 được lập từ năm 1995, bản đồ về địa giới hành chính các cấp thuộc tỉnh Lai Châu được hoàn thành theo Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tuy vậy, các mốc giới để phân định ranh giới giữa 2 địa phương đều chưa được cắm mà chỉ được thể hiện 2 đỉnh đồi. Lạ lùng là sau khi cưỡng chế nhà ông Su, mới có biển báo địa phận thành phố Lai Châu được cắm lùi về phía huyện Tam Đường, cách nhà ông Su khoảng 200m?
Sáng 18/1/2018, chúng tôi đã có mặt tại vị trí giữa 2 đỉnh đồi và làm việc với cán bộ Sở Nội vụ, Sở TN&MT và TP. Lai Châu, huyện Tam Đường và UBND xã Nùng Nàng và phường Tân Phong. Theo đó, các cơ quan chức năng đã kiểm tra lại vị trí 2 đỉnh đổi theo bản đồ 364 và khẳng định, vị trí đất được cấp sổ đỏ của gia đình thuộc quản lý của phường Tân Phong.
Ông Cầm Đức Chiến, Trưởng Phòng TN&MT huyện Tam Đường cho hay, vị trí đất của gia đình ông Su hoàn toàn thuộc quản lý của UBND phường Tân Phong theo bản đồ 364, song hộ khẩu của ông vẫn thuộc quản lý của xã Nùng Nàng. Ông Chiến cũng cho biết, do trước khi có bản đồ 364 địa giới các bản được phân biệt bằng các con suối, dẫn tới việc nhiều hộ gia đình ở khu vực này vẫn lầm tưởng rằng địa giới ở xã và phường là con suối cạn. Tuy vậy, theo bản đồ 364, ranh giới đã được khẳng định bằng 2 đỉnh đồi, diện tích này thuộc quản lý của phường Tân Phong, do đó, thủ tục cấp đổi sổ nhà ông Su phải qua Phường giải quyết. Ông Chiến cũng thừa nhận, thời kỳ trước đây, do ranh giới không cụ thể cũng đã dẫn tới hiện tượng xây dựng tràn lan nhưng chính quyền các địa phương ở khu vực giáp ranh khó giải quyết.
Ông Ngô Văn Giang, Chủ tịch UBND phường Tân Phong cho rằng, mảnh đất của gia đình ông Su hoàn toàn thuộc địa giới của phường và thuộc về tổ 19. Việc này, Phường đã làm việc với các Tổ trưởng và đề nghị thông báo tới người dân. “Việc Tổ trưởng có thông báo hay không chúng tôi không nắm được”, ông Giang nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Su 2 lần tới UBND phường đề nghị cấp đổi sổ đỏ, ông Giang cho biết, ông Su làm việc với cán bộ cấp dưới và đến nay, vẫn chưa nhận được báo cáo về việc này. “Quan điểm của tôi là phường sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật nếu ông Su mang các giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Ông Su có thể tới gặp trực tiếp tôi để được hướng dẫn giải quyết”, ông Giang nói. Liên quan tới việc cắm biển báo địa phận sau khi cưỡng chế, ông Giang cho biết, không hề biết việc này.
Sáng 18/1/2018, chúng tôi đã có mặt tại vị trí giữa 2 đỉnh đồi và làm việc với cán bộ Sở Nội vụ, Sở TN&MT và TP. Lai Châu, huyện Tam Đường và UBND xã Nùng Nàng và phường Tân Phong. Theo đó, các cơ quan chức năng đã kiểm tra lại vị trí 2 đỉnh đổi theo bản đồ 364 và khẳng định, vị trí đất được cấp sổ đỏ của gia đình thuộc quản lý của phường Tân Phong.
Ông Cầm Đức Chiến, Trưởng Phòng TN&MT huyện Tam Đường cho hay, vị trí đất của gia đình ông Su hoàn toàn thuộc quản lý của UBND phường Tân Phong theo bản đồ 364, song hộ khẩu của ông vẫn thuộc quản lý của xã Nùng Nàng. Ông Chiến cũng cho biết, do trước khi có bản đồ 364 địa giới các bản được phân biệt bằng các con suối, dẫn tới việc nhiều hộ gia đình ở khu vực này vẫn lầm tưởng rằng địa giới ở xã và phường là con suối cạn. Tuy vậy, theo bản đồ 364, ranh giới đã được khẳng định bằng 2 đỉnh đồi, diện tích này thuộc quản lý của phường Tân Phong, do đó, thủ tục cấp đổi sổ nhà ông Su phải qua Phường giải quyết. Ông Chiến cũng thừa nhận, thời kỳ trước đây, do ranh giới không cụ thể cũng đã dẫn tới hiện tượng xây dựng tràn lan nhưng chính quyền các địa phương ở khu vực giáp ranh khó giải quyết.
Ông Ngô Văn Giang, Chủ tịch UBND phường Tân Phong cho rằng, mảnh đất của gia đình ông Su hoàn toàn thuộc địa giới của phường và thuộc về tổ 19. Việc này, Phường đã làm việc với các Tổ trưởng và đề nghị thông báo tới người dân. “Việc Tổ trưởng có thông báo hay không chúng tôi không nắm được”, ông Giang nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ông Su 2 lần tới UBND phường đề nghị cấp đổi sổ đỏ, ông Giang cho biết, ông Su làm việc với cán bộ cấp dưới và đến nay, vẫn chưa nhận được báo cáo về việc này. “Quan điểm của tôi là phường sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật nếu ông Su mang các giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Ông Su có thể tới gặp trực tiếp tôi để được hướng dẫn giải quyết”, ông Giang nói. Liên quan tới việc cắm biển báo địa phận sau khi cưỡng chế, ông Giang cho biết, không hề biết việc này.