Krông Bông ( Đắk Lắk): Có hay không lợi dụng cải tạo đất để khai thác đá nguyên khối trái phép?

18/04/2018 22:20

Krông Bông ( Đắk Lắk): Có hay không lợi dụng cải tạo đất để khai thác đá nguyên khối trái phép? - Detail - Tin Tức -...

 

(TN&MT) – Như Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, vào khoảng 2h sáng 8/4/2017, Tổ tuần tra kiểm soát giao thông trên quốc lộ 26, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và tạm giữ xe đầu kéo chở 3 tảng đá lớn không có hóa đơn chứng từ chứng minh khai thác hợp pháp.

Theo vết vận chuyển đá lậu

Xe vi phạm chở 3 tảng đá lớn không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc có dòng chữ “Hòa Phú Tài” phía trước đầu kéo mang biển kiểm soát 77C-042.54, kéo rơ moóc mang biển số 77R-004.19 lưu thông theo hướng từ Buôn Ma Thuột đi Khánh Hòa đến đị bàn huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk thì bị lực lượng Cảnh sát giao thông công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ. Khi phát hiện vi phạm, cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe thì tài xế xe đầu kéo đã chống đối bất hợp tác không cho biết tên và không cung cấp bất cứ giầy tờ tùy thân nào cũng như hóa đơn hàng hóa để cơ quan chức năng lập biên bản làm việc và không đồng ý cho cân tải trọng.

Theo thông tin từ thanh tra giao thông, Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Đắk Lắk cho biết: Hiện tượng chở đá nguyên tảng lớn đã diễn ra từ khoảng cuối tháng 7 năm 2017. Lực lượng thanh tra giao thông cũng đã thực hiện cân xe nhiều lần nhưng chưa phát hiện quá tải trọng, nên không thể xử lý.

da krong bong 2
Hiện trường khai thác đá tảng tại Buôn Za, xã Hòa Sơn,  huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

Thông thường xe chở đá nguyên khối xuất phát từ huyện Krông Bông, đi trên tỉnh lộ 12, ra quốc lộ 27, vào quốc lộ 26 theo hướng về Khánh Hòa để tiêu thụ. Ông Trần Thủ, Chánh thanh tra giao thông, Sở giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk cho biết: Do lực lượng có hạn nên thanh tra giao thông chỉ thực hiện cân tải trọng trên quốc lộ 27 theo định kỳ mỗi tháng 2 lần. Mỗi khi thực hiện cân thì không phát hiện xe chở đá tảng vượt tải trọng cho phép nên chưa xử lý được trường hợp nào vi phạm.

Thực tế tại hiện trường

Thị sát trên địa bàn huyện Krông Bông, Đắk Lắk cho thấy: Tại Buôn Za, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông có một điểm đang diễn ra việc cải tạo đất và khai thác đá. Làm việc với ông Hồ Quang Vũ – Phó chủ tịch UBND xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk được biết: Ngày 21/11/2016, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản số 3381/ UBND-NNMT chấp thuận cho hộ ông Y Liêm Triết và hộ ông Y Bưng Êung được cải tạo đất nông nghiệp tại Buôn Za, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông và thu gom tận dụng đá làm vật liệu xây dựng thông thường với khối lượng khoảng 800m3.

Sau khi giấy phép này hết hạn thì đến ngày 24/11/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản số 9417/ UBND-NNMT chấp thuận cho hộ ông Y Liêm Triết tiếp tục được cải tạo đất nông nghiệp tại Buôn Za, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông và thu gom tận dụng đá chẻ làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tại văn bản 9417 của UBND tỉnh Đắk Lắk nêu rõ: Hộ ông Y Liêm Triết được phép cải tạo phần diện tích 3.859m2, thửa đất 619, tờ bản đồ 36, thuộc Buôn Za, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông. Được vận chuyển số lượng đá dư thừa với khối lượng 450m3 làm vật liệu xây dựng thông thường và phải khai báo với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thực hiện nghĩa vụ thế tài nguyên và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

da krong bong 9
Xe cẩu đang cẩu đá lên xe đầu kéo để vận chuyển về Bình Định tiêu

Tại điều 2 văn bản này quy định rõ: Chỉ được phép vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm đá đã được đục, chẻ trong quá trình cải tạo đất phát sinh, không được tiến hành khai thác, đục, chẻ vận chuyển và tiêu thụ các tảng đá còn nguyên thủy phân bổ dưới mặt đất, không gây ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực.

Sau đó hộ ông Y Liêm Triết đã hợp đồng với công ty TNHH đá Granite Bùi Ngọc An do ông Bùi Ngọc Kiên làm giám đốc, có địa chỉ tại thôn 3, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk mua đá vật liệu xây dựng thông thường trong quá trình cải tạo đất tại Buôn Za, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông với khối lượng 122m3 tổng gí trị 21.960.000đồng.

Thế nhưng, theo người dân phản ánh, tại đây việc cải tạo đất như một đại công trường khai thác đá. Việc tận dụng đá trong quá trình cải tạo đất phát sinh đã đục, chẻ làm vật liệu xây dựng thông thường vận chuyển đi tiêu thu là không nhiều mà chủ yếu là khai thác đá tảng vận chuyển đi tiêu thụ. Xe vận chuyển đá tảng chủ yếu là xe đầu kéo rơ moóc (loại 6 chân mang biển số 77 mã tỉnh Bình Định).

20180412 102706[2]
Xe đầu kéo “Hòa Phú Tài” chở 3 tảng đá lớn trái phép bị tạm giữ tại huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk

Người dân phỏng đoán: Các xe đầu kéo (mang biển số 77 mã tỉnh Bình Định) vận chuyển đá tảng về Bình Đình để tiêu thụ. Còn theo nguồn tin riêng của phóng viên thì đá tảng được vận chuyển về Bình Định để xẻ làm đá trang trí nội thất (đá Hoa cương). Cứ khoảng 2 đến 3 ngày khai thác thì có từ 3 đến 5 xe đầu kéo thậm chí nhiều hơn đến nhận đá chở đi. Điều này trái với văn bản cho phép tận dụng đá trên mặt đất để làm vật liệu xây dựng thông thường. Sự việc tổ tuần tra Phòng cảnh sát giao thông, công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ một xe chở 3 tảng đá lớn tại huyện M’Đrắk vừa qua đã chứng minh rằng: “Việc lợi dụng cải tạo đất để khai thác đá tảng trái phép rồi chở đi Bình Đình để xẻ làm đá hoa cương trang trí là có cơ sở”.

Để làm rõ thực trạng này, đang cần cơ quan chức năng là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk và UBND huyện Krông Bông vào cuộc để làm rõ./.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Krông Bông ( Đắk Lắk): Có hay không lợi dụng cải tạo đất để khai thác đá nguyên khối trái phép?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO