Những vấn đề then chốt của Nghị quyết
Theo đánh gia của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Nam, điểm quan trọng nhất trong Nghị quyết đã được các quốc gia thông qua đó là yêu cầu rõ ràng về nhiệm vụ của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC) – phát triển một công cụ mang tính ràng buộc pháp lý quốc tế. Trong đó, quyết định của Nghị quyết không bó hẹp hoặc định trước kết quả đàm phán về các vấn đề quan trọng, có tính quyết định về hiệu quả lâu dài của hiệp ước. Quyết định cho phép đàm phán các luật định chung và cụ thể, áp dụng cho tất cả các quốc gia tham gia hiệp ước (luật định toàn cầu), cùng tất cả các yếu tố mà INC cho là liên quan. Quyết định không bao gồm nội dung nào ngăn các quốc gia tiếp nối quá trình đàm phán sau khi hiệp ước được kí kết và thông qua (nghĩa là hiệp ước có thể được tiếp tục củng cố theo thời gian). Phạm vi vấn đề giải quyết của hiệp ước: ô nhiễm nhựa, bao gồm trong môi trường đại dương, với yếu tố nhấn mạnh tính xuyên biên giới của vấn đề; mang tính hợp lý về pháp luật quốc tế và sẽ giúp tăng cường sự tham gia của các nước. Nghị quyết không bao gồm nội dung nào chỉ định đồng thuận toàn thể là cơ chế ra quyết định của INC: các quyết định tại INC có thể được thông qua bằng biểu quyết đa số.
Tuy nhiên, nội dung của công cụ ràng buộc pháp lý cũng sẽ yêu cầu nghĩa vụ bắt buộc của mỗi quốc gia thành viên trong việc giảm thiều, loại bỏ, cấm các hoạt động có thể gây phát thải rác nhựa, rác thải nhựa đại dương nhằm giảm thiểu tổng lượng nhựa được sản xuất, tiêu dùng, thải bỏ, trước hết là với các vật dụng nhựakhông cần thiết, gây hại cho môi trường, và có nguy cơthất thoát ra môi trường cao.
Theo đó, sẽ có các Quy định tiêu chuẩn thiết kế sản phẩm (bao gồm các yêu cầu về dán nhãn) để tăng khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc phân huỷ hoàn toàn trong môi trường tự nhiên của các sản phẩm nhựa còn lại trên thị trường
Thiết lập các ưu đãi về luật định và kinh tế để khuyến khích sáng tạo, nhân rộng các giải pháp kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu, và sử dụng nguyên liệu tái chế làm đầu vào chính trong sản xuất
Yêu cầu các tiêu chuẩn tối thiểu về quản lý rác để thu gom, tuần hoàn, và quản lý chất thải nhựa theo các phương pháp an toàn cho môi trường (bao gồm hoạt động thu dọn nhựa đã thất thoát ra môi trường.
Xây dựng hiệp ước ràng buộc pháp lý cần thực chất
Cụ thể hoá công việc quốc gia phải thực hiện Chuẩn bị cho việc đàm phán theo thời gian, trong một cuộc Hội thảo kỹ thuật nhằm đóng góp ý kiến cho Kế hoạch triển khai Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức, đại diện WWF Việt Nam cho biết: Các nước đều khuyến khích sự tham gia và tuân thủ ở mức tham vọng cao song điều này có nguy cơ tạo ra một hiệp ước mang tính hình thức; một khung chính sách yếu kém với một loạt các tầm nhìn cao xa và các nguyên tắc hấp dẫn, nhưng lại không có mấy nghĩa vụ cụ thể cho việc thực hiện.
Chính vì vậy, để đảm bảo cơ chế quản trị mới về ô nhiễm nhựa có khởi đầu tốt nhất có thể, các nhà đàm phán nên áp dụng cách tiếp cận dựa trên bằng chứng, nghĩa là việc xây dựng hiệp ước mới nên được dẫn dắt bởi việc rà soát, đánh giá và phân tích chặt chẽ về các hiệp ước và cơ chế quản trị hiện có khác, để nắm rõ hơn cách tái lập các thành tựu trong quá khứ và tránh lặp lại những sai lầm đã xảy ra. Dựa trên các bài học được phân tích, 5 khuyến nghị chính do WWF đề ra bao gồm:
Thứ nhất, để đảm bảo đạt được các cam kết của các quốc gia trong việc giải quyết vấn đề này ở cấp độ chính trị cao nhất có thể, thỏa thuận toàn cầu mới về ô nhiễm nhựa phải có tính ràng buộc pháp lý. Các quy tắc, tiêu chuẩn và yêu cầu trong hiệp ước mới phải cụ thể và tương xứng, và phải được áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên. Thứ hai,Hiệp ước nên đặt ra một tiêu chuẩn cao và đồng bộ cho hành động. Thứ ba, Hiệp ước mới phải thiết lập một cơ chế để theo dõi tiến độ và đánh giá các nỗ lực. Cơ chế này cũng nên quy định các thủ tục cho phép chế độ được củng cố dần theo thời gian. Thứ tư, Hiệp ước mới phải cung cấp một cấu trúc mạnh mẽ để thúc đẩy sự tham gia và tuân thủ cũng như hỗ trợ các quốc gia thực hiện các điều khoản cốt lõi của hiệp ước. Thứ năm, Hiệp ước mới phải cung cấp một lộ trình đáng tin cậy cho mục tiêu dài hạn là các đại dương không có nhựa. Các nhà đàm phán không nên để mức độ tham vọng tổng thể bị xác định bởi các quốc gia ít quan tâm nhất.