Khu Kinh tế Nghi Sơn: Bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế xanh

24/05/2017 00:00

(TN&MT) - Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKT) Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2015/TTg-TTg ngày 12/6/2015 về việc điều chỉnh KKT Nghi Sơn từ 18.611 ha lên 106.000 ha. Cùng với đó là hàng trăm dự án được đầu tư vào như Lọc hóa dầu, Xi măng, Nhiệt điện…Công tác Bảo vệ môi trường cũng được tỉnh và BQL KTT đặc biệt quan tâm bởi rác thải công nghiệp, rác thải rắn, khí, bụi thải ra từ quá trình sản xuất. 

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện nay KKT Nghi Sơn có 155 dự án đầu tư ( trong đó có 33 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư 107.450 tỷ đồng và trên 12,16 tỷ USD, 35 dự án đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy KKT là trên 70%. Nhiều dự án đang có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như: Xi măng Công Thanh, Xi măng Nghi Sơn, Nhiệt điện I, Giày Anrona… Đặc biệt là Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu tư 9,3 tỷ USD, có công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm dự kiến tháng 7/2017 sẽ đi vào vận thương mại. 

Khu Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc tự động
Khu Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc tự động

Ngoài ra trong KKT Nghi Sơn còn có 3 KCN gồm: Khu KCN Luyện Kim; KCN số 1 và KCN số 3 đang được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nên lượng rác thải công nghiệp, khí, bụi thải ra môi trường rất lớn. Đặc biệt là nước thải công nghiệp có khoảng hơn 2 triệu m3/ngày đêm; chất thải rắn phát sinh khoảng 411.129,6 m3/ngày ( trong đó, chất thải rắn công nghiệp là 395.855 m3/ngày, chất thải rắn sinh hoạt là 15.244,6 m3/ngày, chất thải nguy hại là 1,5 m3/ngày. Các cơ sở phát sinh khí thải, khí bụi trong KKT chủ yếu là do Nhà máy nhiệt điên, xi măng, chế biến hải sản, sản xuất gạch tuynen… thải ra môi trường ngày càng nhiều. 

Tuy nhiên, hiện nay KKT Nghi Sơn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất tự đầu tư cơ sở xử lý nước thải cục bộ, sau đó thải ra cống nước thải chung và đổ về sông Lạch Bạng và sông Tuần Chung. 

Trước thực trạng trên, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và Các KCN đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư hạ tầng về xử lý môi trường. Ngày 25/10/2010 đã có Công văn số 7630/VPCP-QHQT về phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp  thông qua quỹ FASEP trị giá 564.000 EURO để thực hiện dự án: “ Nghiên cứu khả thi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải KKT Nghi Sơn”. Hiện nay tư vấn đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương bằng hình thức PPP cho 2 nhà đầu tư nước ngoài lập dự sán đầu tư. 

Ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa ký Biên bản ghi nhớ BVMT với các doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa ký Biên bản ghi nhớ BVMT với các doanh nghiệp

Đối với chất thải rắn Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải cho Công ty CP môi trường Nghi Sơn tại xã Trường Lâm. Đến nay dự án đã đi vào hoạt động với chức năng xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên & Môi trường, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hiện tại trong KKT Nghi Sơn vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn tập trung. Công tác quản lý chất thải rắn nguy hại tại nhiều cơ sở vẫn chưa thực hiện đúng quy định như: Tiêu hủy chung với các loại chất thải sinh hoạt khác; các chất thải khác như dầu mỡ, ắc quy, gạch Mg-Cr, mực in, dung dịch keo… vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định. Hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp mới dừng lại ở việc chấp hành lập các hồ sơ về môi trường như: Báo cáo ĐTM, cam kết BVMT, Kế hoạch BVMT…

Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình xử lý chất thải theo cam kết trong hồ sơ về môi trường mới chỉ đạt khoảng 30%, phần còn lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, không đúng tiêu chuẩn, vận hành còn chưa thường xuyên, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Hiện tại trên địa bàn KKT Nghi Sơn mới có 4 đơn vị: Xi măng Nghi Sơn, Công Thanh, Nhiệt điện và Khu Lọc hóa dầu đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động truyền số liệu về Sở và Bộ Tài nguyên & Môi trường

Cũng theo ông Thi, để hạn chế việc vi phạm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế xanh, Tháng 8/2016, Ban đã mời các doanh nghiệp trên địa bàn ký cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác quản lý môi trường. Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, trong đó ưu tiên bố trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trồng cây xanh, khuyến khíc các cơ sở trong KKT Nghi Sơn áp dụng các biện pháp sản xuất sạch để giảm lượng phát thải, vừa mang hiệu quả kinh tế, hỗ trợ lãi xuất cho các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, ít chất thải. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác BVMT…

Bài & ảnh: Tuyết Trang

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khu Kinh tế Nghi Sơn: Bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO