Khởi động Chiến dịch truyền thông bảo vệ động vật hoang dã 2019

30/01/2019 11:05

(TN&MT) - Khởi động năm 2019, Chiến dịch truyền thông sáng tạo kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp do Change và WildAid phối hợp thực hiện mang tên “Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ” vừa chính thức được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM.

DONG1
Mô hình động vật hoang dã kêu cứu được đặt tại khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM)

Chiến dịch lấy hình ảnh chủ đạo là tượng của 03 loài động vật hoang dã, gồm: tê giác bị cắt sừng, tê tê bị lột vảy, voi bị cưa ngà và đang bị chảy máu giống như thực trạng các loài này bị săn bắn trong tự nhiên. Tại chùa Vĩnh Nghiêm, các tượng động vật hoang dã nguy cấp này được trưng bày hết sức sống động, từ đó kêu gọi công chúng giảm mua bán, tiêu thụ các sản phẩm từ các loài động vật hoang dã.

Sau khi xuất hiện tại chùa Vĩnh Nghiêm, các tượng động vật hoang dã trên sẽ được di chuyển đến đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP.HCM từ ngày 30/01 đến 11/02, tại Tu viện Khánh An, TP.HCM từ 12/02 đến 18/02 và từ 28/02 đến 03/3, tại chùa Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc từ 22/02 đến 24/02 và cuối cùng là quay lại chùa Vĩnh Nghiêm từ ngày 04/3 cho đến ngày kết thúc Chiến dịch là 10/3.

Ông Nguyễn Trần Tùng, Giám đốc Truyền thông Change cho biết: Ngoài việc đặt tượng tại chùa Vĩnh Nghiêm, với mục đích giáo dục và nâng cao nhận thức của hàng triệu người về sự nguy cấp của các loài động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng, Chiến dịch cũng sẽ thực hiện hàng loạt các hoạt động truyền thông sôi nổi khác về chủ đề bảo vệ động vật hoang dã…

Trong những năm qua, Change đã tổ chức hàng loạt các hoạt động truyền thông sáng tạo về bảo vệ động vật hoang dã để bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm, như: nói không với ngà voi, cấm sử dụng sừng tê giác, vẩy tê tê. Các chiến dịch truyền thông trên đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cộng đồng.

Đặc biệt, nhiều nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đối với xã hội. Qua đó, đem lại nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp. Theo khảo sát của Change trong năm 2016, chỉ còn 9% số người được khảo sát tin rằng sừng tê giác chữa được ung thư, giảm 73% so với kết quả năm 2014.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khởi động Chiến dịch truyền thông bảo vệ động vật hoang dã 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO