Khởi động các dự án về thúc đẩy quản trị rừng tại Việt Nam

19/02/2014 00:00

Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán VPA vào năm 2010 và dự kiến sẽ kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm 2014

   
Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán VPA vào năm 2010 và dự kiến sẽ kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm 2014
   
  Ngày 19/2, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) thay mặt Ban điều hành Mạng lưới Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) tổ chức Hội thảo “Khởi động và Lập kế hoạch” trong khuôn khổ các dự án về VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện)/FLEGT của Mạng lưới VNGO-FLEGT”. 
   
  Hội thảo giới thiệu nội dung và xây dựng kế hoạch hoạt động của 3 dự án:Nâng cao năng lực cho các CSO và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình đàm phán và triển khai VPA với tổng số tiền đầu tư hơn 127.000 euro; Thúc đẩy thực hiện FLEGT tại khu vực Đông Nam Á thông qua việc đẩy mạnh sự tham gia chủ động của các CSO với số tiền đầu tư lên tới hơn 437.000 euro; Và dự án Thúc đẩy quản trị rừng trong ngành Lâm nghiệp với tổng số tiền đầu tư là 132.000 euro.
   
Hội thảo giới thiệu nội dung và xây dựng kế hoạch hoạt động của 3 dự án mới trong ngành lâm nghiệp 
   
  Các đại biểu tham dự cũng đã trao đổi và góp ý cho dự thảo báo cáo kết quả 2 nghiên cứu do VNGO-FLEGT triển khai trong năm 2013 về vấn đề nghiên cứu tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế của một số nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương  và tình hình thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 liên quan tới hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn.  
   
  Để đạt được thành công trong đàm phán và thực thi VPA, theo bà Vũ Thị Bích Hợp, Giám đốc SRD, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới VNGO-FLEGT: “Điều kiện tiên quyết là sự đồng thuận cao của các bên liên quan, đặc biệt là nhóm cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Sự tham gia và phản hồi thông tin của họ thông qua các CSO/NGO là rất quan trọng”.
   
  Về các dự án của Mạng lưới VNGO-FLEGT này, bà Hợp cho biết: “Sẽ giúp nâng cao năng lực cho các CSO và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề liên quan tới VPA/FLEGT để họ có thể tham gia hiệu quả vào tiến trình đàm phán và thực thi VPA/FLEGT”.
   
  Hiện tại, Việt Nam là một nhà cung cấp lớn đồ gỗ trên thế giới và EU là thị trường lớn thứ hai đối với hàng hóa lâm sản Việt Nam. Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán VPA vào năm 2010 và dự kiến sẽ kết thúc quá trình đàm phán vào cuối năm 2014.
   
  Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN và Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Lâm nghiệp cũng ủng hộ việc thành lập các CSO đóng vai trò phản biện xã hội, cũng như vai trò quan trọng của các NGO trong việc thúc đẩy quá trình tham vấn các bên liên quan. "Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cố gắng đến tháng 10/2014, chúng ta cần đạt được thỏa thuận AFTA giữa EU-VN cũng như thỏa thuận VPA để có thể bắt đầu đi vào thực thi các dự án"- bà Vân nhấn mạnh.
   
  Theo Thùy Anh/VOV
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khởi động các dự án về thúc đẩy quản trị rừng tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO