Một người phụ nữ được cứu ra khỏi đống đổ nát của một cửa hàng tạp hóa sụp đổ ở phía Bắc, gần tâm chấn của trận động đất mạnh 6,9 độ richter hôm 5/8 – trận động đất thứ 2 tàn phá hòn đảo Lombok chỉ trong một tuần.
Đó là một mẩu tin hiếm hoi với hy vọng tìm được nhiều người sống sót đang dần mờ nhạt và một cuộc khủng hoảng nhân đạo xuất hiện đối với hàng ngàn người vô gia cư do thảm họa ở khu vực nông thôn và nhu cầu cấp bách về nước sạch, thực phẩm, thuốc men và nơi trú ẩn.
Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia (BNPB) cho biết tổng số người thiệt mạng tăng vọt đến 105 người, trong đó có 2 nạn nhân ở đảo lân cận Bali về phía Tây, nơi trận động đất cũng xảy ra, và con số này dự kiến sẽ tăng lên.
Hàng ngàn người rải rác trên đồi
Rất ít tòa nhà còn trụ lại ở Kayangan ở đầu phía Bắc của đảo, nơi người dân nói với Reuters rằng có tới 40 người đã chết.
Người dân làng sử dụng búa tạ và dây thừng để bắt đầu dọn dẹp đống đổ nát của những ngôi nhà bị phá hủy, nhưng những người khác bị tổn thương bởi những cơn dư chấn tiếp theo rất sợ hãi khi sử dụng lều và bạt dựng trong không gian mở.
Người dân không nhận được nhiều cứu trợ trong khi có nhu cầu lớn đối với nước và thực phẩm, vì nguồn nước ngầm đã bị chặn bởi trận động đất và các cửa hàng bị phá hủy hoặc bỏ hoang.
Các quan chức cho biết khoảng 75% phía Bắc bị mất điện từ ngày 5/8 và một số khu dân cư khó tiếp cận vì cầu bị hư hại và cây cối, đá và cát nằm rải rác trên các con đường do động đất.
"Hàng ngàn người di chuyển đến các địa điểm rải rác”, Sutopo phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Jakarta của Indonesia.
“Người dân đã chuyển đến sườn đồi, nơi họ cảm thấy an toàn hơn. Chính điều này khiến việc tiếp cận người dân khó khăn hơn. Chúng tôi khuyên mọi người đi xuống và đến gần hơn các trại sơ tán” – Sutopo cho biết.
Cơ quan viện trợ Oxfam đã cung cấp nước uống sạch và bạt trú ẩn cho 5.000 người sống sót, nhưng nhu cầu lớn hơn nhiều với hơn 20.000 người phải sơ tán theo ước tính.
"Hàng ngàn người đang ở dưới không gian mở cần uống nước, thực phẩm, vật tư y tế và quần áo. Nước uống sạch lại đang khan hiếm do thời tiết nắng nóng khô cằn” - Oxfam cho biết.
Dân làng ở Pemenang, phía Tây Bắc Lombok đã nghe tiếng kêu cứu dưới lớp bê tông của một siêu thị bị sập vào ngày 7/8 và thông báo với những người cứu hộ. Bốn giờ sau, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được Nadia Revanale, 23 tuổi.
Các nhân viên cứu hộ cũng nghe thấy giọng nói yếu ớt phát ra từ dưới đống đổ nát của một nhà thờ Hồi giáo hai tầng gần đó, nơi 4 người được cho là bị mắc kẹt khi tòa nhà sụp đổ.
“Chúng tôi đang tìm kiếm cách tháo gỡ đống đổ nát. Chúng tôi có thể sử dụng một máy có thể khoan hoặc cắt xuyên qua bê tông nhưng chúng tôi đang chờ đợi thiết bị nặng hơn” - Teddy Aditya, một cán bộ của Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia (Basarnas) nói với Reuters.
Du khách phải di cư
Hàng ngàn khách du lịch đã rời Lombok từ tối 5/8 do lo sợ động đất vẫn tiếp tục xảy ra. Một số người di chuyển bằng các chuyến bay bổ sung của các hãng hàng không trong khi một số du khách khác đi phà đến Bali.
Các quan chức cho biết khoảng 4.600 du khách trong và ngoài nước đã được sơ tán khỏi ba đảo Gili ngoài khơi bờ biển phía Tây Bắc Lombok, nơi 2 người chết và lo sợ sóng thần xảy ra ngay sau động đất.
Gili Trawangan là hòn đảo lớn nhất của những hòn đảo trắng và được bao quanh bởi biển xanh ngọc. Saffron Amis, một sinh viên người Anh ở hòn đảo này cho biết có ít nhất 200 người bị mắc kẹt ở đó, cùng với 2 người khác ở đảo Gili Air và Gili Meno.
“Chúng tôi đang rất mệt mỏi. Gili Air đã hết thức ăn và nước”, Saffron Amis gửi tin nhắn đến Reuters và cho biết thêm rằng sau đó cô đã được cứu hộ bằng thuyền đến hòn đảo chính trên đường đến Bali.
Hôm 29/7, Lombok đã trải qua trận động đất mạnh 6,4 độ richter, làm chết 17 người và mắc kẹt hàng trăm người đi bộ dài ngày trên sườn núi.
Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất. Hồi Năm 2004, sóng thần tại Ấn Độ Dương đã cướp đi sinh mạng của 226.000 người thiệt mạng tại 13 quốc gia, trong đó có hơn 120.000 người ở Indonesia.