Các con sông Ganges, Brahmaputra và Meghna (viết tắt là GBM) kết nối năm quốc gia: Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. GBM hỗ trợ sinh kế của hơn 620 triệu người, là cửa ngõ nước ngọt lớn thứ ba trên biển, và là lưu vực sông thứ ba về đa dạng sinh học trên thế giới sau Amazon và Congo.
Việc quản lý tài nguyên nước ở khu vực GBM phải đối mặt với nhiều thách thức, xuất phát từ bối cảnh kinh tế - xã hội đa dạng, thiếu tư duy cấp lưu vực trong quy trình lập kế hoạch và không có các khung pháp lý cũng như thể chế chung để hỗ trợ quản lý hợp tác về nước. Tất cả những yếu tố này tạo ra sự thiếu tin cậy và hợp tác kém giữa các quốc gia ven biển khi tham gia vào các cuộc đối thoại cũng như thảo luận chính sách liên quan đến nước.
Trong khi đó, phần lớn các nước trong lưu vực GBM có một loạt các nhóm địa phương đã tham gia vào các hoạt động phát triển liên quan đến nước và sông. Vishwaranjan Sinha, Cán bộ chương trình của IUCN châu Á cho biết, ở khu vực GBM, một số lượng lớn các tổ chức xã hội dân sự tại địa phương có tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy hợp tác về ngoại giao thủy văn và quản lý nước xuyên biên giới bền vững.
Tầm nhìn của CSO được phát triển bởi một mạng lưới hơn 25 tổ chức dân sự từ Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Trung Quốc và Nepal, đã được đưa ra tại cuộc Đối thoại về Đối thoại Tình hữu nghị NADI 2 tại Dhaka, Bangladesh.
Bản đồ lưu vực sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (GBM). Ảnh: IUCN |
Sự phát triển tầm nhìn của CSO là một cột mốc quan trọng đối với quản lý nước xuyên biên giới. Bởi đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các chiến dịch và dẫn đầu trong việc xây dựng một chương trình nghị sự chung, cũng như kế hoạch hành động để quản lý các lưu vực của GBM.
Murshid Sharmeen Soneya, Giám đốc điều hành của Brotee – một tổ chức xã hội dân sự ở Bangladesh cho biết, việc thiết lập tầm nhìn của CSO cho GBM là một trong những cách để đảm bảo rằng các lưu vực sông được quản lý bền vững và tiếp tục đem lại lợi ích cho hàng triệu người dựa vào chúng. Các cuộc đối thoại xuyên biên giới, chuyển giao kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nước là chìa khóa để bảo đảm sử dụng và bảo tồn các hệ sinh thái này cho các thế hệ tương lai.
Thông qua một số cuộc hội thảo khu vực, dự án Đối thoại và Quản trị sông cho các tổ chức xã hội dân sự trong lưu vực sông Ganges-Brahmaputra-Meghna (BRIDGE GBM) được xây dựng, với tầm nhìn "Một hệ sinh thái chung, một di sản chung, và vận mệnh chung" - ủng hộ việc sử dụng hợp lý tài nguyên sông được chia sẻ trong các lưu vực của GBM; dựa trên sự nhất trí, hợp tác ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các chiến dịch xây dựng một chương trình nghị sự chung cũng như kế hoạch hành động để quản lý các lưu vực của GBM. Ảnh: IUCN |
21 điểm hành động xuyên suốt đã được xác định theo 5 chủ đề: xây dựng năng lực; hợp tác xuyên biên giới; truyền thông, tiếp cận và vận động; nghiên cứu và kiến thức; chính sách và pháp chế.
Mục tiêu chung của 5 chủ đề là xây dựng và hỗ trợ các cơ chế đối thoại xuyên biên giới ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực; đảm bảo rằng thông tin và kiến thức hiện có có thể được chia sẻ và áp dụng có hiệu quả.
Để thể chế hoá mạng lưới, IUCN đóng vai trò Ban thư ký cho mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự của GBM, nhận được sự ủng hộ chính thức của các tổ chức xã hội dân sự thông qua email và mạng truyền thông xã hội.
Được tài trợ bởi Quỹ Châu Á, dự án BRIDGE GBM hiện đang bước vào giai đoạn thứ hai. Mục tiêu tổng thể của chương trình là xây dựng năng lực của các tổ chức xã hội dân sự để thúc đẩy hợp tác về quản lý nước, tăng trưởng kinh tế dài hạn và đảm bảo sinh kế trong các lưu vực của GBM.
Tuyết Chinh