(TN&MT) - UBND huyện Kiến Thụy, Tp. Hải Phòng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đây là cơ sở cho việc giao đất mặt nước, phân định rõ ranh giới trên biển, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; không chồng lấn giữa vùng nuôi ngao và khai thác cát. Huyện Kiến Thụy hiện có 13 tổ chức được cấp phép khai thác cát chồng lấn với các khu vực có hộ dân đang nuôi ngao.
Từ năm 2011 đến nay, có 45 hộ nuôi ngao (trong đó có 37 hộ thuộc huyện Kiến Thụy, 4 hộ thuộc quận, huyện khác, 4 hộ thuộc tỉnh khác), dựng 119 chòi canh, 139 lao động tham gia với tổng diện tích nuôi hơn 1.000 ha. Do chưa phân định ranh giới, địa giới hành chính trên biển, chưa cập nhật quy hoạch sử dụng đất với diện tích này nên huyện Kiến Thụy chưa có cơ sở pháp lý để cho thuê đất đối với các hộ nuôi ngao. Điều này đã dẫn tới việc xảy ra những vụ việc tranh chấp, gây mất an ninh trật tự tại khu vực này. Nguyên nhân là do các phương tiện khai thác cát chồng lấn lên diện tích nuôi ngao gây sụt lún bãi triều, gây thất thoát tài sản của chủ nuôi ngao.Trước thực trạng trên, UBND huyện Kiến Thụy yêu cầu các hộ nuôi ngao giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm việc mở rộng diện tích nuôi, cắm cọc chiếm bãi bồi. Đồng thời, báo cáo tình hình, xin ý kiến chỉ đạo của TP Hải Phòng.
Ngày 13/10/2017, UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 2658 về việc tạm giao quản lý hành chính khu vực ven biển giữa các quận, huyện Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Cát Hải, Kiến Thụy. Trong đó, huyện Kiến Thụy làm thí điểm xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là căn cứ để UBND huyện có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, giai đoạn 2020-2025, huyện quy hoạch tổng diện tích nuôi ngao đạt 750 ha (diện tích thả nuôi 720 ha). Trong 750 ha được thiết kế chi tiết, có 30 ha mạng lưới giao thông nội vùng; khu vực chính nuôi thả ngao chia thành 157 lô với diện tích trung bình gần 5 ha/lô. Các điểm mốc giới cũng được xác định, bao quanh khu vực quy hoạch phân định khu vực nuôi ngao với vùng trồng rừng ngập mặn và 36 điểm khai thác cát.
Dự kiến, đến năm 2030, diện tích nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy khoảng 1.150 ha. Sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, huyện giao quyền sử dụng mặt nước, bãi triều cho cộng đồng dân cư chủ động sản xuất và quản lý. Huyện không thu tiền sử dụng mặt nước biển, bãi triều của những cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi ngao, nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi ngao, UBND xã xác nhận, hoặc các hộ phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1, điều 13, Luật Thủy sản 2003. Huyện công bố quy hoạch, giám sát đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình.
Đây là cơ sở cho việc giao đất mặt nước, phân định rõ ranh giới trên biển, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; không chồng lấn giữa vùng nuôi ngao và khai thác cát. Huyện Kiến Thụy hiện có 13 tổ chức được cấp phép khai thác cát chồng lấn với các khu vực có hộ dân đang nuôi ngao.
Từ năm 2011 đến nay, có 45 hộ nuôi ngao (trong đó có 37 hộ thuộc huyện Kiến Thụy, 4 hộ thuộc quận, huyện khác, 4 hộ thuộc tỉnh khác), dựng 119 chòi canh, 139 lao động tham gia với tổng diện tích nuôi hơn 1.000 ha. Do chưa phân định ranh giới, địa giới hành chính trên biển, chưa cập nhật quy hoạch sử dụng đất với diện tích này nên huyện Kiến Thụy chưa có cơ sở pháp lý để cho thuê đất đối với các hộ nuôi ngao. Điều này đã dẫn tới việc xảy ra những vụ việc tranh chấp, gây mất an ninh trật tự tại khu vực này. Nguyên nhân là do các phương tiện khai thác cát chồng lấn lên diện tích nuôi ngao gây sụt lún bãi triều, gây thất thoát tài sản của chủ nuôi ngao.Trước thực trạng trên, UBND huyện Kiến Thụy yêu cầu các hộ nuôi ngao giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm việc mở rộng diện tích nuôi, cắm cọc chiếm bãi bồi. Đồng thời, báo cáo tình hình, xin ý kiến chỉ đạo của TP Hải Phòng.
Ngày 13/10/2017, UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 2658 về việc tạm giao quản lý hành chính khu vực ven biển giữa các quận, huyện Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Cát Hải, Kiến Thụy. Trong đó, huyện Kiến Thụy làm thí điểm xây dựng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đây là căn cứ để UBND huyện có quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao vùng ven biển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, giai đoạn 2020-2025, huyện quy hoạch tổng diện tích nuôi ngao đạt 750 ha (diện tích thả nuôi 720 ha). Trong 750 ha được thiết kế chi tiết, có 30 ha mạng lưới giao thông nội vùng; khu vực chính nuôi thả ngao chia thành 157 lô với diện tích trung bình gần 5 ha/lô. Các điểm mốc giới cũng được xác định, bao quanh khu vực quy hoạch phân định khu vực nuôi ngao với vùng trồng rừng ngập mặn và 36 điểm khai thác cát.
Dự kiến, đến năm 2030, diện tích nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy khoảng 1.150 ha. Sau khi phê duyệt quy hoạch chi tiết, huyện giao quyền sử dụng mặt nước, bãi triều cho cộng đồng dân cư chủ động sản xuất và quản lý. Huyện không thu tiền sử dụng mặt nước biển, bãi triều của những cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi ngao, nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi ngao, UBND xã xác nhận, hoặc các hộ phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1, điều 13, Luật Thủy sản 2003. Huyện công bố quy hoạch, giám sát đánh giá việc thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình.