(TN&MT) - Nhiều dự án cống hóa kết hợp làm bãi xe và công trình dịch vụ phụ trợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình bị chủ đầu tư “xẻ thịt” để cho thuê kinh...
(TN&MT) - Nhiều dự án cống hóa kết hợp làm bãi xe và công trình dịch vụ phụ trợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình bị chủ đầu tư “xẻ thịt” để cho thuê kinh doanh nhà hàng, quán nhậu... nhưng đến nay vẫn tồn tại, thách thức sự quản lý của chính quyền TP. Hà Nội.
Đất dự án bị "xẻ thịt" thành quán nhậu
Bài toán cơ sở hạ tầng giao thông ở TP. Hà Nội chưa bao giờ hết nóng, đặc biệt là việc thiếu trầm trọng các bãi xe quy mô, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Điều đáng nói, trong khi chính quyền Hà Nội phải đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho tận dụng gầm cầu đường bộ làm chỗ đỗ xe vì thiếu đất giao thông tĩnh thì hàng chục nghìn m2 cống hóa kênh mương với mục đích làm bãi đỗ xe đã bị biến tướng thành nhà hàng, quán nhậu tồn tại suốt nhiều năm qua.
Nhà hàng, quán nhậu... mọc trên đất cống hóa mương Phan Kế Bính.
Theo ghi nhận của PV, hiện nhiều dự án cống hóa kết hợp làm bãi xe và công trình dịch vụ phụ trợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, Ba Đình bị chủ đầu tư “xẻ thịt” để cho thuê kinh doanh nhà hàng, quán nhậu... nhưng đến nay vẫn tồn tại, thách thức sự quản lý của chính quyền TP. Hà Nội.
Tại quận Ba Đình thì không thể không kể đến dự án cống hóa mương Phan Kế Bính (phường Cống Vị).
Bia Hải Xồm, số 5 Phan Kế Bính ngang nhiên tồn tại trên đất dự án.
Theo tìm hiểu của PV, đây là dự án được TP. Hà Nội giao cho Công ty CP Đa Quốc Gia thực hiện năm 2008. Sau khi hoàn thành, chủ đầu tư được TP. Hà Nội cho thuê toàn bộ hơn 6.000 m2 cống hóa mặt mương với giá khoảng 165.000 đồng/m2/năm, thời hạn thuê 20 năm với mục đích sử dụng làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ.
Sau đó, đến tháng 02/2009, UBND TP. Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 6.000 m2 đất (gồm ba ô) cho Công ty CP Đa Quốc Gia đều để làm bãi để ô tô, dịch vụ, nhà rửa xe, công trình phụ trợ.
Dù vậy, thay vì làm bãi đỗ xe như mục đích ban đầu, hàng nhìn m2 đất đã bị Công ty CP Đa Quốc Gia cho các cá nhân, đơn vị khác thuê lại làm nhà hàng, quán nhậu quy mô lớn như Hải Sản Phố, Bia Hải Xồm...
Tại quận Cầu Giấy, dự án cống hóa mương Nghĩa Đô với diện tích hơn 14.000 m2, thuộc phường Quan Hoa được UBND TP. Hà Nội giao cho Công ty CP Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ làm chủ đầu tư vào tháng 05/2007 để làm bãi đỗ xe với quy mô 185 ôtô và 500 xe máy. Tuy nhiên, thay vì làm bãi đỗ xe, khu đất cũng đã bị “băm nát” thành nhiều ô đất cho thuê lại để làm nhà hàng, quán bia...
Các công trình tồn tại trên đất dự án trên đường Nguyễn Khánh Toàn.
Điều đáng nói, dù các sai phạm trong việc sử dụng đất đai trên đã được nhiều cơ quan báo chí và người dân nhiều lần phản ánh nhưng đến nay các công trình sai phép, sử dụng đất sai mục đích vẫn tồn tại, thách thức sự quản lý của chính quyền TP. Hà Nội.
Chính phủ cũng phải vào cuộc
Liên quan đến thực trạng này, cuối tháng 12/2017, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp (ngày 05/12/2017) về xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô.
Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô trên địa bàn TP. Hà Nội. Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các ý kiến chỉ đạo trước ngày 01/4/2018.
Thông báo kết luận nêu rõ, theo quy định của pháp luật về đất đai thì mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng, thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý mà không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì vậy, việc UBND TP. Hà Nội ra quyết định cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (thời hạn 20 năm), mương thoát nước Nghĩa Đô (thời hạn 50 năm) cho doanh nghiệp với hình thức sử dụng riêng, trong đó mương thoát nước Phan Kế Bính đã được quy hoạch sử dụng để mở rộng đường Phan Kế Bính là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và quy hoạch.
Thông báo kết luận cũng nêu, các doanh nghiệp được thuê đất mương thoát nước để cống hóa làm bãi đỗ xe và công trình phụ trợ nhưng phần lớn diện tích đất mương sau khi cống hóa đã được cho thuê xây dựng showroom, văn phòng, nhà hàng, một phần diện tích bị chuyển nhượng, diện tích đất dành cho trồng cây xanh lại sử dụng làm sân bê tông là sử dụng đất sai mục đích, vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai và xây dựng.
Các công trình vi phạm ngang nhiên tồn tại, thách thức sự quản lý của chính quyền TP. Hà Nội.
Chủ trương của UBND TP. Hà Nội về dùng quỹ đất sạch, quỹ đất 20% trong các khu đô thị và quỹ đất khác tương đương với giá trị công trình mà doanh nghiệp đã xây dựng trên mương thoát nước Phan Kế Bính để giao cho Công ty CP Đa Quốc Gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và giao cho Công ty này làm chủ đầu tư dự án mở rộng đường Phan Kế Bính là không có cơ sở pháp luật, có nguy cơ thất thoát nguồn lực của Nhà nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể, thu hồi các quyết định cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô đã cấp cho doanh nghiệp; xử lý đối với đất sử dụng sai mục đích, các công trình xây dựng không phép, sai phép và giải quyết các vấn đề phái sinh, liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với đó, dự án mở rộng đường Phan Kế Bính phải công khai để Nhân dân biết, giám sát và phải thực hiện đấu thầu dự án minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, TP. Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật đối với các cơ quan, cá nhân có liên quan đến các vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các mương thoát nước Phan Kế Bính, Nghĩa Đô và quản lý đất đai, trật tự xây dựng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Tài nguyên nước - Phương Anh - Khương Trung - 18:23 02/03/2021
(TN&MT) - Chiều 2/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì họp trực tuyến nghe báo cáo về quy hoạch tài nguyên nước.
Chính phủ khóa này sẽ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho Chính phủ khóa mới theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, quy định pháp luật với tinh thần là bảo đảm tính kế thừa, phát huy công khai, minh bạch cả về việc chuyển giao nhiệm vụ, công việc và công tác cán bộ, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự. “Một lần nữa chúng ta nêu quyết tâm vì nhân dân mà làm việc”.
(TN&MT) - Chiều 1/3, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ họp trực tuyến với bà Carolyn Tuck, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam về một số nội dung hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
(TN&MT) - Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ lợi về tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Vụ Đông Xuân 2020-2021 khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện...
(TN&MT) - Từ ngày 3/3, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vẫn tiếp tục thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly y tế 19 thôn, cụm dân cư liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn.
Môi trường - Văn Dinh - Minh Trang - 11:22 03/03/2021
(TN&MT) - Rú Chá tại Thừa Thiên Huế là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm không chỉ ở địa phương mà của cả nước. Đây cũng được xem như “bức bình phong” án ngữ, che chắn cho đất liền và là địa điểm thu hút du khách...
(TN&MT) - Vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, đã liên tục ra quân và bắt giữ được nhiều loại mặt hàng khác nhau với số lượng rất lớn đang trong quá trình vận chuyển trên địa bàn tỉnh.
(TN&MT) - Theo bản tin 6h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay.
(TN&MT) - Tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), 11 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức “cầm chương bài lá” trong quán karaoke đã bị lực lượng Công an tỉnh bắt giữ, số tiền thu được tại hiện trường lên tới 180 triệu đồng.
(TN&MT) - Đó là nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An trong Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 25/02/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021.
(TN&MT) - Nhằm chung sức xây dựng các tuyến đường xanh, sạch, đẹp, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ngay từ đầu năm 2021, Hội Phụ nữ huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã chỉ đạo 25/25 xã, thị trấn trong năm...
(TN&MT) - Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã cơ bản hoàn thành phương án phân định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh trên phạm vi 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong...
(TN&MT) - Ngày 2/3, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO2 toàn cầu đã giảm 5,8% vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 cản trở hoạt động kinh tế, nhưng lượng khí thải đã tăng trở lại vào cuối năm 2020 và sẽ tăng thêm...