(TN&MT) - Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 01/05, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc tại tuyến phố đi bộ Phùng Hưng và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Trong đó, điểm nhấn của các chương trinh văn hóa, nghệ thuật đặc sắc này là triển lãm Sơn mài Việt Nam do nhóm Họa sĩ sơn mài Hà Nội thực hiện, diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội từ ngày 27- 4 đến hết ngày 6-5.
Tại không gian của triển lãm nhiều bức tranh, ảnh sơn mài với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau đã được trưng bày, giới thiệu trước đông đảo công chúng của thủ đô và cả nước. Các tác phẩm sử dụng trong triển lãm đều sử dụng chất liệu sơn ta và kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tiêu biểu là tác phẩm Đêm Cao nguyên – tác giả Nguyễn Tuấn Cường, Mẹ con – tác giả Đặng Hiền, Phong cảnh Hà Giang – tác giả Nguyễn Thị Tiến, Mai Châu – tác giả Trần Đình Bình, Khuôn mặt cũ – tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Phong cảnh Mộc Châu – tác giả Nguyễn Thị Tiến...
Để người dân trong nước, cũng như du khách quốc tế thêm hiểu về dòng tranh sơn mài của Việt Nam, Ban Tổ chức của chương trình còn giới thiệu tới khách tham quan các tư liệu về nghề làm sơn mài, giới thiệu chất liệu, công cụ nghề sơn mài...
Nghề sơn là một nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Người nghệ nhân xưa đã sử dụng nhựa của cây sơn, qua một quá trình kỹ thuật đặc biệt để tạo nên những đồ thủ công mỹ nghệ có tuổi thọ hàng trăm năm. Kỹ thuật sơn ta đã tạo ra những bức hoành phi, câu đối, những loại đồ thờ cúng… hết sức độc đáo.
Bên cạnh đó, một hoạt động văn hóa đặc biệt thu hút khác là chương trình trình diễn thời trang “Hà Nội ngày ấy” được tổ chức vào đêm ngày 27/4 tại không gian tranh bích họa trên phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, do Viện thiết kế thời trang - A designer Hà Nội thực hiện.
Chương trình “Hà Nội ngày ấy” nhằm đưa lại một chút ký ức Hà Nội qua tà áo dài, mỗi vạt áo của các bà, các mẹ các chị và của các cô gái Hà Nội. Trong chương trình trình diễn thời trang có 6 bộ sưu tập đến từ 6 Thương hiệu thời trang nổi tiếng của Hà Nội gồm: bộ sưu tập “ Hà nội trong tôi” của Nhà Thiết Kế Trịnh Bích Thủy; bộ sưu tập "Áo dài xuân hè 2018" của thương hiệu La Phạm; bộ sưu tập ao dài hiện đại "Gió Xuân" của Nhà Thiết Kế Caroll Trần; bộ sưu tập áo dài: “Ký ức một thời” của Nhà Thiết Kế Nguyễn Hải Đường; bộ sưu tập “Áo dài Hà Nội” của thương hiệu Adesigner Hà Nội và bộ sưu tập “Mùa hoa Hà Nội” của Nhà thiết kế Nguyễn Phương Thảo.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Áo dài là một sản phầm thời trang đặc trưng văn hóa Việt một nét đẹp của sự nền nã kín đáo và thanh lịch. Ngày nay, những tà áo dài được thiết kế theo hướng hiện đại nhưng vẫn luôn giữ được trong mình nét đẹp của nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, áo dài Hà Nội đối với những ai được xem, được thưởng thức chương trình trình diễn thời trang “Hà Nội ngày ấy” sẽ thấy những tà áo dài của thủ đô có nét văn hóa riêng, bởi một thành phố lặng lẽ, êm đềm, những nếp nhà nhỏ, rêu phong, cổ kính...
Chào mừng ngày 30/4, các sản phẩm của 6 bộ sưu tập sẽ được trưng bày, giới thiệu trong các gian hàng tại phố bích họa Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến hết ngày 1/5/2018.
Trong đó, điểm nhấn của các chương trinh văn hóa, nghệ thuật đặc sắc này là triển lãm Sơn mài Việt Nam do nhóm Họa sĩ sơn mài Hà Nội thực hiện, diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội từ ngày 27- 4 đến hết ngày 6-5.
Tại không gian của triển lãm nhiều bức tranh, ảnh sơn mài với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau đã được trưng bày, giới thiệu trước đông đảo công chúng của thủ đô và cả nước. Các tác phẩm sử dụng trong triển lãm đều sử dụng chất liệu sơn ta và kỹ thuật sơn mài truyền thống. Tiêu biểu là tác phẩm Đêm Cao nguyên – tác giả Nguyễn Tuấn Cường, Mẹ con – tác giả Đặng Hiền, Phong cảnh Hà Giang – tác giả Nguyễn Thị Tiến, Mai Châu – tác giả Trần Đình Bình, Khuôn mặt cũ – tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Phong cảnh Mộc Châu – tác giả Nguyễn Thị Tiến...
Để người dân trong nước, cũng như du khách quốc tế thêm hiểu về dòng tranh sơn mài của Việt Nam, Ban Tổ chức của chương trình còn giới thiệu tới khách tham quan các tư liệu về nghề làm sơn mài, giới thiệu chất liệu, công cụ nghề sơn mài...
Nghề sơn là một nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam. Người nghệ nhân xưa đã sử dụng nhựa của cây sơn, qua một quá trình kỹ thuật đặc biệt để tạo nên những đồ thủ công mỹ nghệ có tuổi thọ hàng trăm năm. Kỹ thuật sơn ta đã tạo ra những bức hoành phi, câu đối, những loại đồ thờ cúng… hết sức độc đáo.
Bên cạnh đó, một hoạt động văn hóa đặc biệt thu hút khác là chương trình trình diễn thời trang “Hà Nội ngày ấy” được tổ chức vào đêm ngày 27/4 tại không gian tranh bích họa trên phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, do Viện thiết kế thời trang - A designer Hà Nội thực hiện.
Chương trình “Hà Nội ngày ấy” nhằm đưa lại một chút ký ức Hà Nội qua tà áo dài, mỗi vạt áo của các bà, các mẹ các chị và của các cô gái Hà Nội. Trong chương trình trình diễn thời trang có 6 bộ sưu tập đến từ 6 Thương hiệu thời trang nổi tiếng của Hà Nội gồm: bộ sưu tập “ Hà nội trong tôi” của Nhà Thiết Kế Trịnh Bích Thủy; bộ sưu tập "Áo dài xuân hè 2018" của thương hiệu La Phạm; bộ sưu tập ao dài hiện đại "Gió Xuân" của Nhà Thiết Kế Caroll Trần; bộ sưu tập áo dài: “Ký ức một thời” của Nhà Thiết Kế Nguyễn Hải Đường; bộ sưu tập “Áo dài Hà Nội” của thương hiệu Adesigner Hà Nội và bộ sưu tập “Mùa hoa Hà Nội” của Nhà thiết kế Nguyễn Phương Thảo.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Áo dài là một sản phầm thời trang đặc trưng văn hóa Việt một nét đẹp của sự nền nã kín đáo và thanh lịch. Ngày nay, những tà áo dài được thiết kế theo hướng hiện đại nhưng vẫn luôn giữ được trong mình nét đẹp của nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, áo dài Hà Nội đối với những ai được xem, được thưởng thức chương trình trình diễn thời trang “Hà Nội ngày ấy” sẽ thấy những tà áo dài của thủ đô có nét văn hóa riêng, bởi một thành phố lặng lẽ, êm đềm, những nếp nhà nhỏ, rêu phong, cổ kính...
Chào mừng ngày 30/4, các sản phẩm của 6 bộ sưu tập sẽ được trưng bày, giới thiệu trong các gian hàng tại phố bích họa Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến hết ngày 1/5/2018.